Lâm Đồng: Nguy cơ phá sản Dự án nuôi dê

Dự án kéo dài trong 6 năm (2004-2010), với tổng vốn đầu tư lên đến 31.956 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là đến năm 2010 phát triển lên đến 40.000 con/ 2000 hộ chăn nuôi, sản lượng thịt lên đến 400 tấn/năm. Tuy nhiên, dự án mới bắc đầu đi chưa đến ½ chặn đường đã có 67,8% tổng số đàn dê giống đã chết, làn thiệt hại trên 3.004 triệu đồng của Nhà nước – Đó là báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng về dự án “phát triển chăn nuôi dê vùng đồng bào dân tộc của tinh”.
Dự án phát triển chăn nuôi dê vùng đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng do SNN&PTNT lập được UBNN tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 3637/QĐ-UBNN ngày 01/01/2004. Mục tiêu dự án là đến năm 2010 phát triển đàn dê vùng đồng bào dân tộc 40.000 con/2.000 hộ chăn nuôi, sản lượng dê thịt đạt 400tấn/năm nhằm giải quyết việc làm cải thiện thu nhập cho nông dân vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an ninh vùng đồng bào dân tộc tây nguyên. Quy mô dự án được đầu tư đến 12/12 huyện, thị, thành. Tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 31.956 triệu đồng. Từ cuối năm 2004, bắc đầu thực hiện giai đoạn I của dự án, với tổng vốn đầu tư 26.298 triệu đồng cho 440 mô hình(hộ gia đình) tổng đàn dê giống được đầu tư giao cho các hộ dân la 2.710 con; tổng vốn NSNN đầu tư là 9.440,37 triệu đồng. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai giai đoạn I của dự án, đến nay đã có 1.838/2.710 con dê giống bị chết, chiếm 67,8% số dê giống được đầu tư, trong đó có 163/440 hộ có dê chết 100%( 949con) gây tổn thất tiền đầu tư con giông và chuồng trại của Nhà nước lên đến 3.004 triệu đồng. Đó là chưa nói đến số dê giống mà các hộ chăn nuôi tự ý bán 83 con cũng đả gây thiệt hại lên đến 250 triệu đồng. Điển hình như ở xã Lộc Bắc huyện Bảo Lộc tỉ lệ dê giống chết 96,5%; hay ở huyện Đam Rông, số dê giống ban đầu đầu tư là 165 con, nhưng đến nay chỉ còn 12 con, chết 87,88%; huyện Lạc Dương 76,82%; Lâm Hà 67,3%... tổng dàn dê ban đầu. Điều đáng nói là đến nay ngành chúc năng tỉnh Lâm Đồng  vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác làm cho đàn dê chết hàng loạt. Theo anh K’Brêm (Di Linh), một trong những nông dân khi nhận dê về bị chết 100% cho biết: “khi tôi nhận dê về chúng vẩn khỏe mạnh bình thường không có biểu hiện bệnh tật, bên cạnh đó các kĩ thuật về chuồng trại, chăn nuôi gia đình tôi đều thực hiện đúng như hướng dẫn của Trung tâm Nông nghiệp huyện, vậy mà tối đến sáng ra thấy chết sạch”. Theo một số hộ dân cho chúng tôi biết thì những con dê trước khi chết thường có những triệu chứng về đường hô hấp, viêm loắc dạ dày và tướng hơi đầy bụng. Điều làm cho các hộ nông dân lo nhất hiện nay là nguy cơ lây bệnh từ đàn dê cùng dự án sang cho đàn dê cỏ của địa phương rất có thể xảy ra. Ông K’Bia – phó chủ tịch hội nông dân xã phân trần: “Chưa bao giờ ở Bảo Thuận(Di Linh) có tình trạng dê chết như thế này. Nhưng từ khi nhận đàn dê của dự án về, đàn dê cỏ của nông dân cũng đã lây bệnh và bị chết trên 40 con. Hiện tại bà con nông dân đang rất lo lắng không giữ nổi đàn dê.

 Sau khi phát hiện có tình trạng dê bị chết, Sở NN&PTNN tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Trung tâm Nông nghiệp của các huyện- thị -thành cử cán bộ thú y của huyện cùng với thú y của 2 đơn vị cung cấp giống xuống trực tiếp theo dõi, điều trị. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được căn bệnh nào gây nên tình trạng dê chết hàng loạt như vậy. Được biết, Công ty dịch vụ nông nghiệp Lâm Đồng và doanh nghiệp giống cây con Ngọc Hòa – Bảo Lộc là hai đơn vị trúng thầu cung cấp giống dê cho dự án nói trên. Trước khi nhận về chăn nuôi, các hộ nông dân đã được Trung tâm Nông nghiệp các huyện đưa đến 2 đơn vị cung cấp giống này để bà con lựa chọn từng con dê giống cho mình. Tuy nhiên, những nông dân này cũng chỉ biết nhìn dán vóc bên ngoài chứ không tài nào xác định được dê có bệnh hay không.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân sâu xa của dự án kém hiệu quả như vậy là do công tác lập dự án đầu tư của SNN&PTNT và chủ đầu tư cấp huyện còn mang tính dàn trải, chưa chú trọng đến công tác điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên khí hậu…để quy hoạch vùng dự án đầu tư phù hợp vói môi trương sống của đàn dê; đề ra một số chỉ tiêu chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, như việc xác định quy mô 11 con/mô hình, hai hộ nuôi chung một con dê đực giống là không phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc; việc xác định nguồn cung ứng dê giống từ ngoài tỉnh nhưng không nuôi thí điểm, trình diễn, rút kinh nghiệm dẫn đến dê không thích nghi chết hàng loạt, trong khi đó đàn dê nội tỉnh đã thích nghi với điều kiện sống tại địa phương lại không được chú trong phát triển. Một nguyên nhân nữa như ông Võ Thuận – phó ban dân tọc tỉnh Lâm Đồng cho biết đó là nhập giống vào mùa mưa là không phù hợp với đặc tính sinh sống của con dê.
Với những kết quả đáng buồn của dư án trong giai đoạn I như vậy, thiết nghĩ ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng cần có một hướng đi đúng hướng cho dự án tiền tỷ của Nhà nước này.
                                                                                                                                         Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"