Lâm Đồng: Ve sầu "tấn công" cà phê

Noâng daân troàng caø pheâ laâm ñoàng chưa hết khoù khăn khi giaù caû loaïi caây naøy trong nhieàu naêm qua lieân tuïc baáp beânh,  ñeán thi naøy khi giaù caø pheâ coù phn nhnh hơn thì ngöôøi noâng daân phi ñi mt vi mt khó khăn mi- ñoù laø 30.000 ha caø pheâ ñang thi k cho traùi bng dưng vaøng uùa, rng qu, nhiu caây bt gc vì khoâng coøn r do ve su gaây hi. Điu ñaùng  noùi laø ve saâu “taán coâng” caây caø pheâ  moät caùnh döõ doäi nhö vaäy nhöng người noâng daân vaø nghaønh chc năng ñu “boù tay” nhìn nhöõng vöôøn caø pheâ cheát daàn… vì chưa có thuc ñt tr…!
…ve sầu “bao vây” cây cà phê…



























Đã nhiều tháng qua, người dân ở huyện Di Linh – vùng đất vốn được mệnh danh là “vương quốc cà phê” của tỉnh Lâm Đồng phải sống trong lo âu vì hàng chục ngàn hécta cà phê đang thời kỳ cho trái và chỉ vài tháng nữa là đến kỳ thu hoạch nhưng có nguy cơ mất trắng, do nạn ấu trùng của loài ve sầu gây hại bằng cách ăn mất bộ rễ. Mức độ tàn phá va lây lan của loại ấu trùng là rất nhanh. Điểm chung của loài ve sầu này có vòng đời như sau: một loại có vòng đời từ 13-17 năm và loại thứ hai có vòng đôøi từ 2-7 năm.  Con cái trưởng thành thường đẻ trứng vào cành nhỏ theo chùm còn gọi là ỗ trúng, khoảng 10-20 trứng/ỗ, mỗi con cái đẻ từ 400-600 trứng. Thời điểm phát dục là từ 4-14 tuần tùy theo thời điều kiện khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, trứng nở rụng xuống đất và ấu trùng đào hang chui sâu vào lòng đất từ 15-17cm, và sống kéo dài 12-17 năm. Âú trùng ve sầu chủ yếu sống bằng việc chích hút hệ thống rễ của cây cà phê và thường trồi lên mặt đất vào ban đêm. Trong khoảng 13-17 năm, ấu trùng hóa thành ve (vũ hóa) đồng loạt, thời gian vũ hóa vào tháng 4-5, một loài vào tháng 7-9, con trưởng thành chỉ sống từ 2-4 tuần nhờ vào nhựa thân cây. Anh Trần Nhật Thi, cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh, người trực tiếp khảo sát bệnh ve sầu trên cây cà phê tai Di Linh cho biết, quá trình đục, cắn rễ và và hút nhựa của ấu trùng của ve sầu sẽ làm cho cây cà phê mất dinh dưỡng, chậm phát triển. Cây không còn khả năng chống lại các bệnh khác như bệnh nấm, gỉ sắt…cùng lúc cộng hưởng và dễ chết, nhất là vào mùa khô thiếu nước.
…nông dân “bất lực”… vì không có thuốc đặt trị…
Mặt dù ấu trùng tàn phá cà phê một cách dữ dội nhưng nông dân và ngành chức năng huyện Di Linh cũng như tỉnh Lâm Đồng đều bó tay ñứng nhìn những vườn cà phê chết dần. Ông Nguyễn Văn Hải (thi trấn Di Linh) cho biết, nhà có 3ha cà phê trĩu quả đã bị nhiễm bệnh ve sầu với những biểu hiện như: cây không phát triển, vàng lá, lá nhỏ, rụng trái…Ông Hải cũng đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau đ rải, phun cho cây cà phê nhưng vẩn không có hiệu quả. Còn tại khu vực Đinh Trang Thượng, trên 400 ha cà phê của nông  dân và nông trường cũng chung hiện tượng, mặc dù nông trường đã sử dụng nhiều biện pháp diệt trừ mà bệnh vẫn không giảm. Không ít người như gia đình ông Thái Lộc (Tân Châu-Di Linh) đã mất 20-30 triệu đồng để mua thuốc diệt loại ấu trùng này nhưng  “tiền mất tật mang”. Một số người còn cho biết đã trực tiếp bắt nhũng con ấu trùng ve sầu này để về thử nghiệm từng loại thuốc như Pasudin, Phurađăng…(loại thuốc diệt trùng rất hiệu quả trên cây lúa) nhöng những con ấu trùng này dính thuốc vẫn không chết.
Ông Dương Cựu –phó giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh thừa nhận đây là lần đầu tiên phát hiện bệnh ve sầu gây hại bùng phát trên diện rộng nhưng không có thuốc đặt trị, và chửa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Theo thống kê mới nhất của ngành chức năng huyện Di Linh cho biết, hiện nay có tới 29.038/36000 ha cây cà phê bị ve sầu tấn công và đang loan ra trên diện rộng.
Đã đến lúc ngành chức năng huyện Di Linh cũng như tỉnh Lâm Đông phải vào cuộc để “cöùu” lấy cây cà phê của nông dân ở xứ sở được mệnh danh là “vương quốc cà phê” này.
                                                                                                                     Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"