Lâm Đồng: Hoa Sói trên vùng đất B'Lao

Một loại hương góp phần làm nên thương hiệu trà B’lao mà có người đã từng nói “Nếu khách hàng quen dùng trà B’Lao không cần nhìn bao bì mà chỉ cần uống nước cũng cảm nhận được hương vị B’Lao - Đó chính là nhờ hương vị của hoa sói” … Một loài cây không nằm trong danh sách các loại cây trồng được khuyến khích nhân rộng tại Bảo Lộc nhưng xuất phát từ nhu cầu “hút hàng” của các cơ sở chế biến chè và thu nhập luôn ổn định. Giờ đây cây hoa sói trở thành cây trồng chủ lực của một số nông dân Bảo Lộc.
Từ loại cây trồng tự phát, ăn theo…..
Cây trà xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại Cầu Đất (Đà Lạt), sau đó theo quá trình hình thành và phát triển, nó có mặt tại Di Linh và có mặt tại Bảo Lộc sau năm 1930, khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành con đường QL 20 từ Đà Lạt đi Sài Gòn. Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở vùng đất B’lao và khẳng định được vị trí chủ đạo của mình ở vùng đất này, bắt đầu từ những đồn điền của người Pháp như: Felit B’lao, B’lao Sierré… sau đó đến các trang trại, rồi các rẫy trà, vườn trà được trồng trong các hộ gia đình ở B’lao, Bảo Lộc. Và cũng từ đó năm cây sói lại theo chân cây trà có mặt tại nơi đây.
Tuy chỉ là một loại cây trồng tự phát chưa nằm trong định hướng quy họach chuyển đổi chung của thị xã nhưng với đặc thù là một loại cây hương liệu không thể thiếu trong kỷ thuật ướp chè, nhanh cho thu hoạch, giống gốc dễ tìm, cây cho nguồn thu kinh tế ổn định mỗi ngày, hoa sói không bị bó hẹp thị trường tiêu thụ … đó chính là lý do vì sao nhiều người dân ở Bảo Lộc quyết định chọn hoa sói làm cây trồng chủ lực cho gia đình mình.
 … Hiệu quả kinh tế cao.

Với giá thu mua trên thị trường dao động từ 25.000-27.000 đồng/kg như hiệu nay, mỗi sào hoa sói với năng suất trung bình 3kg/sào/ngày thì mỗi tháng người trồng sói thu trên 2,1 trệu đồng có nhiều gia đình đã làm giàu từ loại cây trồng này, như:  gia đình anh chị Nguyễn Văn Tài ở khu phố 7, Phường Lộc Tiến - thị xã Bảo Lộc. Từ chỗ chỉ có vỏn vẹn trong tay 3 triệu đồng làm vốn mua gốc hoa sói giống, nay anh chị đã tự chiết tách và quyết định đầu tư công sức mở rộng đất trồng chuyên canh 4 sào hoa sói mỗi tháng cho nhập khá cao. Để tránh cho hoa sói không bị rụng bông, vừa qua, anh chị đã đầu tư 30 triệu đồng mua sắm hệ thống tưới tự động từ nguồn khoan giếng ngầm. Sự mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật này đã góp phần đáng kể giúp gia đình giảm chi phí công lao động, tiết kiệm nước vào cao điểm mùa hạn. Theo anh Tài để cây hoa sói cho năng suất cao, nguồn nước tưới là điều quan trọng không thể thiếu. Phương pháp bón lót phân cũng đòi hỏi người trồng hoa phải tự mình có sự điều tiết sao cho phù hợp.  Gia đình anh Nguyễn Văn Hòa – khu phố 6 – phường Lộc Tiến không chọn hướng xen canh hoa sói trong một loại cây có khả năng tạo tán, mà anh cưa cây cà phê và giữ lại một số gốc để làm dàn trồng cây  mác  mác phía trên,  anh Hòa - chia sẻ vài kinh nghiệm: “hai loại cây này hỗ trợ nhau phát triển rất tốt, cây sói cầm bóng râm của cây mác mác còn cây Mác mác lại được hưởng phân, nước từ cây sói nên mình chỉ bón phân, tưới nước một lần. Ngoài ra, Mình trồng cái này phải có phân bón lót. Bói bông phải có phân hoá học, mình phải tưới xịt thuốc. Cái này không thiếu nước, thiếu phân cũng không có bông. Trước nhà tôi tưới bằng nước giếng nhưng vất vả lắm nên mình quyết định khoan giếng dưới đất, kéo cầu dao trong nhà. Dàn tưới này có có lợi vì vườn bông mình dày, tưới bằng ống gãy bông, tưới dàn quay thì đều mặt. Mình bỏ 30 triệu thì còn có thu lãi, nếu không đầu tư vừa cực lại không có ăn”.
Tuy không xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm song để hương hoa sói đậm vị, nông dân cũng cần chú ý nhiều đến thời điểm thu hái. Chị Trần Thị Tứ vợ anh Hòa cho biết thêm: “Nếu chăm đều, hoa sói cho thu nhập cao hơn ngày xưa trồng cà phê còn cây mác mác là lãi không. Đặc biệt trồng sói không bao giờ bí đầu ra. Không phải mang đi đâu hết vì tư thương mua tận vườn. Yêu cầu thu hái cũng dễ, bông nào trắng như hạt gạo nếp thì đạt, hái xanh thì kẹt lắm cũng thu mua. Khi bắt đầu bật bông non đến lúc hái là cả tháng. Hột gạo to thì cân nó nặng kí”. Gắn bó với nghề thu mua hoa sói đã gần chục năm nay, anh Nguyễn Ngọc Hải, một người dân khu phố 8, Phường Lộc Tiến - thị xã Bảo Lộc khẳng định cùng chúng tôi điều đó: “Bao nhiêu họ cũng mua hết, không bao giờ ế, thu nhập cũng thoải mái mà nhàn, ngày nào cũng có việc làm. Nhà vườn đa số hái bông chín, không đòi hỏi chất lượng quá cao. Mình chỉ đi lấy lại của họ rồi bán cho người ướp chè thôi. Cái này không ế đâu, chỉ có điều rộ thì hạ giá, chỉ khi nào không có trà thì mới ế chứ.”
Cần quy hoạch thành vùng cây nguyên liệu
Ông Nguyễn Thành Tứ - chuyên viên phụ trách khoa học kỷ thuật Hội nông dân thị xã Bảo Lộc cho biết: Tuy hoa sói không nằm trong danh sách các loại cây trồng được khuyến khích nhân rộng song xuất phát từ nhu cầu “hút hàng” của các cơ sở chế biến chè tư nhân, nông dân địa phương vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích canh tác. Cứ một tấn chè khô, để tạo hương, người chế biến phải sử dụng đến 2kg hoa sói. Như vậy vào những lúc cao điểm, mỗi ngày nông dân phải cung cấp cho thị trường hàng chục tạ hoa sói mới đáp ứng kịp nhu cầu chế biến của vùng trung tâm ướp chè toàn thị xã này. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa sói, ông Vũ Hoài Thành - khuyến nông viên Phường Lộc Tiến nhận định: "Vùng này là vùng ướp chè cần hoa sói. Về giá trị kinh tế so với các thứ khác nó đảm bảo cho nông dân có nguồn thu nhất định.”
Khẩn trương bắt tay vào công tác quy họach, từng bước hình hành vùng nguyên liệu, hương liệu phục vụ nghề ướp hương và chế biến chè có lẽ là điều mà các ngành chức năng ở thị xã Bảo Lộc cần tính đến. Bởi thế mạnh tiềm năng của thị xã chỉ có thể trở thành động lực khi nếp nghĩ, cách làm tự phát của nông dân địa phương gặp gỡ sự định hướng đúng đắn của các khoa học.
                                                                                                  Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"