Lâm Đồng: Nỗi niềm người trồng địa lan

Chưa năm nào người trồng hoa lan ở Đà Lạt lại khốn đốn như năm nay, những vườn địa lan đang tươi tốt chờ “hốt bạc” thì đùng một cái lại vàng úa và chết rụi, có nơi chết sạch không còn lấy một cây làm cho người trồng lan khốn đốn. Còn ngành chức năng thì cũng…bó tay!. Liệu năm nay Đà Lạt sẽ sốt hoa địa lan?
Tai hoạ bất ngờ… nông dân “tán gia bại sản”.
Hoa Địa lan Đà Lạt
Hiện nay, có khoảng 300 – 400 hộ tham gia trồng lan với hàng tăm nghìn chậu hoa của người dân trồng hoa lan ở Đà Lạt đã chết rụi giữa vườn đang chờ khổ chủ bưng đi đổ. Anh Lê Văn Khánh, phường 3, Đà Lạt buồn rầu nói: “Tôi có 30 ngàn chậu năm nay thu hoạch thì bị chết hơn 60%, và 15 ngàn cây mô cũng chết sạch luôn; công lao và vốn bỏ ra gần 400 trệu đồng bỏ ra bốn năm nay giờ bị dịch bệnh cướp sạch. Chưa có năm nào dịch bênh lại tàn phá giữ dôi như năm nay, không kịp trở tay”. Còn anh Cao Quảng Phú, khu An Sơn – phường 3 có trên 20 ngàn chậu bị chết đau xót nói: “ Bao nhiêu tiền của, công sức đầu tư vào vườn lan 4-5 năm nay đến Tết này là thu hoạch chính vu, ước tính cả tỷ đồng coi như đã đội nón ra đi theo dịch bệnh. Mặc dầu cứ ba ngày, 5 ngày là tôi bơm đủ loại thuốc nhưng cũng chỉ …bó tay. Ơ  trên lá vẫn cứ xanh nhưng nó thối từ dưới rễ thối lên nên khi phát hiện ra thì đã muộn”. Đau nhất là Cụ Trần Đức Tấn – Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt có trên 1000 chậu hoa rất đẹp được “tuyển” từ 7-8 năm nay. Có nhiều người đến hỏi mua nhưng bao nhiêu Cụ cũng không bán giờ cũng chết sạch. Nhìn vườn lan chết rụi Cụ Tấn xót xa: “Thế là mất sạch, tiền bạc thì không thể tính được, còn công sức bỏ ra chăm sóc, nâng niu nay cũng thanh công cốc”. Gia đình bác Nguyễn Văn Căn ở ấp Vạn Thành, phường 5 – Đà Lạt thì cho biết: “Thấy vườn lan sắp thu hoạch cứ chết dần, chết mòn mà xót cả ruột nên tôi đã đi thuê 2 kỷ sư nông nghiệp về vườn nghiên cứu chữa trị nhưng vẫn bất lực”. Bác Căn cho biết thêm, bác đã nhờ người mang hai chậu lan về TP. HCM  để nghiên cứu tìm thuốc đặc trị.
Ngành chức năng…bó tay.
Dịch bệnh trên cây hoa lan đã xuất hiên từ nhiều năm nay nhưng đến năm nay mới tàn phá dữ dôi như vây. Điều chúng tôi muốn nói là trong khi người nông dân rất hoang mang thì ngành chức năng cũng chỉ…bó tay nhìn lan của nông dân chết. Theo kết quả đề tài nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cây địa lan của TS Lê Đình Đôn (Trường Đại học Nông lâm TP.HCM) thì đã xác định được tác nhân gây bệnh trên cây địa lan gồm 7 loại nấm, 3 loài vi khuẩn, hai loài vi rút chưa phát hiện tuyến trùng ký sinh và ba triệu chứng chưa rõ nguyên nhân. Các triệu chứng gồm thối vàng, nâu, nâu đen thành mảng, sọc vàng trên lá và đốm nâu trên hoa. Nấm Phytophthora sp,Fusarrium solani, Furarium oxysporum, vi khuẩn Erwinia sp là tác nhân gây chết cây địa lan hiện nay… Đà Lạt có 80,4% vườn sử dụng nguồn giống từ cây cấy mô thì có 57,2% vườn bị bệnh; 5,6% vườn sử dụng nguồn giống từ cây tách chiết thì có 72,5% vườn bị bệnh; 14% vườn sử dụng nguồn giống từ mua cây trồng sẵn thì có 82,5% vườn bị bệnh… Nông dân trồng địa lan đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để phòng trừ loại bệnh này. Thế nhưng điều đáng nói là kĩ thuật trồng và bảo vệ thực vật cây địa lan mang tính chất kinh nghiệm, người dân không xác định được triệu chứng bệnh và tác nhân gây bệnh là do nấm hay vi khuẩn. Hầu hết họ dùng thuốc hoá học như là biện pháp chính trong phòng trừ bệnh trên cây địa lan nói chung cũng như bệnh chết cây nói riêng…

Lan Hoàng y Mỹ nương
Ong Lại Thế Hưng – Trưởng Phòng kĩ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: “ Bệnh thối giả hành (củ) rất nguy hiểm với cây địa lan, tốc độ lây lan nhanh, lúc nào cũng có ổ bệnh ở trong vườn. Xử lý dứt điểm nó phải dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp chứ không được sử dụng đơn lẽ một biện pháp…”. Vì vậy, hiện nay phòng bệnh là chính. Nhiều ý kiến cho rằng phải chăng là do giống? Bởi hiện nay có cơ quan quản lý giống, nguồn giống và tính sạch bệnh của giống; trong khi đó nhà vườn thường xuyên mua bán, trao đổi cây giống, cây thương phẩm làm tăng nguy cơ phát tán nguồn bệnh.
Tết năm nay liệu có sốt hoa lan?
Lướt qua những vườn lan của bà con nông dân ở Đà Lạt, chúng tôi tận mắt thấy nhiều vườn hoa lan đã chết sạch bị người nhổ đốt. Những vườn khác, nhiều chậu đang rụng lá, biểu hiện sự chết dần trong thời gian tới. Nhiều người dân tán gia bai sản. Điều đáng nói là ngành chức năng TP. Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng cũng chưa có một chính sách hổ trợ, giúp đỡ gì đối với người nông dân trước tai hoạ này. Đà Lạt là vùng trồng hoa nổi tiếng của cả nước, người dân nơi đây coi việc trồng hoa là nghề chính. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc giúp người dân phòng chống dịch bệnh, đừng để tình trạng dịch bệnh tấn công cây hoa như năm nay.
Lan Bò cạp
Trước thiệt hại của người dân trồng địa lan ở Đà Lạt do dịch bệnh, thị trường hoa tết năm nay có khả năng khan hiếm hoa địa lan. Một số người buôn lan chuyên nghiệp cho biết: “ khả năng cung ứng hoa lan năm nay của Đà Lạt cho thị trường chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu hàng năm”. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, nhân lúc bà con nông dân đang cân vốn để cải tạo vườn có nhiều “lái” hoa đã đi lùng địa lan, đặt cọc những vườn lan còn sống sót nếu không có biện pháp điều tiết chắc chắn năm nay thị trường hoa Tết sẽ có sốt hoa địa lan
                                                                                                                                            Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"