Lâm Đồng: Di Linh - Bài toán sau cơn đại hạn
Mùa khô 2004 – 2005 kéo dài, cơn khát gần 9 tháng (từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2005) đã khiến cho nông dân trồng cà phê huyện Di Linh – Lâm Đồng kiệt quệ với tổng mức thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Mùa mưa đã bắt đầu, cây trái đã lấy lại màu xanh nhưng xem ra cơn “khát” vẩn còn chưa dứt sau kỳ đại hạn. Để chống chọi với cơn khát này chính quyền huyện Di Linh đã quyết định “hy sinh” 1.500 ha lúa nước để “giải khát” cho cây cà phê. Đó phải chăng là giải pháp tối ưu? Vì cây lúa cũng là nguồn sống chính của nhân dân nơi đây!
Nông dân “vật lộn” với đại hạn…
Thống kê sơ bộ của chính quyền địa phương về hậu quả của vụ hạn hán vừa qua cho biết: Toàn huyện có 15.000/ 37.000 ha cà phê bị thiệt hại nặng nề do nắng hạn, trong đó có 12.000 ha giảm 60% năng suất thu hoạch, 3.200 ha mất trắng và 94 ha phải chặt bỏ do không có nước tưới. Sản lượng cà phê giảm trên 10 nghìn tấn so với các vụ cà phê trước, mức thiệt hại tối thiểu tính bình quân trên 1 ha càphê là10 triệu đồng. Do hạn hán kéo dài, người trồng cà phê phải bằng mọi cách xoay xở với huy vọng giữ lại được diện tích cà phê của mình; và một điều bức thiết nhất đó là tìm kiếm nguồn nước để tưới cho vườn cà phê. Khó khăn chồng chất khó khăn khi trong cơn đại hạn vừa qua, một số công trình thuỷ lợi tại Di Linh (đa phần được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp) chỉ đảm bảo nước tưới cho khoảng 5% diện tích cây trồng của huyện. Ông Lê Trọng Bắc, chủ tịch hội nông dân xã Tân Thượng – một trong những xã có diện tích cà phê lớn nhất huyện cho biết: Tại xã Tân Thượng, có rất nhiều hộ dân phải chi từ 40 – 60 triệu đồng chỉ để thuê máy bơm và mua nước tưới cho cà phê. Theo những người dân ở đây cho biết, suốt trong 9 tháng hạn, họ phải đảm bảo tối thiểu 4 lần tưới để giữ cho cây cà phê không bị chết; giá nước thời điểm thấp là 50.000đ/1giờ tưới (1 ha phải mất 10 – 12 giờ). Chính vì cơn vật lộn khắc nghiệt này với thiên nhiên mà trên 70% số hộ trồng cà phê ở Di Linh đã gần như kiệt sức khi đối phó với cơn khát. Vụ thu hoạch cà phê năm 2004 – 2005 đa số người dân phải “buộc bụng” bán với giá đầu vụ từ 6.000 – 9.000 đồng/1kg để trang trải công nợ và chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Khi giá lên 17.000 – 19.000 đồng/1kg cà phê nhân như hiện nay thì chỉ còn chưa tới 30% nông hộ trồng cà phê còn giữ được sản lượng sau thu hoạch của mình (theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện). Ngay trong thời điểm này cà phê đang trổ hoa vụ mới, hạn hán đã dịu xuống và nhu cầu về nước tưới không còn bức thiết như những tháng trước nhưng đây chính là thời kỳ mà cây cà phê cần sự đầu tư để tăng trưởng, như theo ông Trần Ngọc – Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện cho biết, có ít nhất 40% trong gần 34.000 hộ dân trồng cà phê ở Di Linh gần như không còn khả năng tài chính để đầu tư! Tại nhiều vùng cà phê như xã Tân Châu, Tân Thượng, Hoà Nam, Đinh Lạc …bà con nông dân cho biết: Mưa xuống, cà phê bắt đầu xanh trở lại nhưng do thiếu dinh dưỡng nên hiện tượng “hoa chanh” (cà phê trổ bông nhưng chuyển thành màu đỏ và không có khả năng đậu trái); đây là dấu hiệu báo trước cho một mùa cà phê thất thu sắp tới. Nói thêm về dự báo này, ông Lê Viết Phú – phó chủ tịch UBNN huyện cho biết: theo đà này, trong mùa tới sản lượng cà phê tại địa phương sẽ bị giảm ít nhất là10.000 tấn so với mức bình quân các năm trước. Cơn khát sau nắng hạn vẫn chưa dừng lại khi những trận mua Tây Nguyên đã dồn dập đổ xuống vùng cây công nghiệp trọng điểm này của Lâm Đồng.
Di Linh là huyện có dịch tích cà phê lớn nhất Lâm Đồng. Theo báo của phòng nông nghiệp huyện, tính đến năm 2005, toàn huyện có 37.000 ha cà phê (chiếm 80% tổng diện tích canh tác nông nghiệp của huyện). Gần 100% trong tổng số 34.000 hộ dân ở 14 xã, thị trấn của huyện đều trồng cà phê, đời sống của trên 154.000 dân, trong đó 30% bà con là đồng bào các dân tộc thiểu số đều trông chờ vào cây cà phê. Trong các vụ cà phê ở những năm trước, tại các xã Tân Châu, Tân Thượng, Liên Điền …đã có hàng trăm hộ nông dân đạt mức thu nhập từ 2 đến 3 trăm triệu đồng từ cà phê. Thế nhưng đó là chuyện của những năm mưa thuận gió hoà.
Thống kê sơ bộ của chính quyền địa phương về hậu quả của vụ hạn hán vừa qua cho biết: Toàn huyện có 15.000/ 37.000 ha cà phê bị thiệt hại nặng nề do nắng hạn, trong đó có 12.000 ha giảm 60% năng suất thu hoạch, 3.200 ha mất trắng và 94 ha phải chặt bỏ do không có nước tưới. Sản lượng cà phê giảm trên 10 nghìn tấn so với các vụ cà phê trước, mức thiệt hại tối thiểu tính bình quân trên 1 ha càphê là10 triệu đồng. Do hạn hán kéo dài, người trồng cà phê phải bằng mọi cách xoay xở với huy vọng giữ lại được diện tích cà phê của mình; và một điều bức thiết nhất đó là tìm kiếm nguồn nước để tưới cho vườn cà phê. Khó khăn chồng chất khó khăn khi trong cơn đại hạn vừa qua, một số công trình thuỷ lợi tại Di Linh (đa phần được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp) chỉ đảm bảo nước tưới cho khoảng 5% diện tích cây trồng của huyện. Ông Lê Trọng Bắc, chủ tịch hội nông dân xã Tân Thượng – một trong những xã có diện tích cà phê lớn nhất huyện cho biết: Tại xã Tân Thượng, có rất nhiều hộ dân phải chi từ 40 – 60 triệu đồng chỉ để thuê máy bơm và mua nước tưới cho cà phê. Theo những người dân ở đây cho biết, suốt trong 9 tháng hạn, họ phải đảm bảo tối thiểu 4 lần tưới để giữ cho cây cà phê không bị chết; giá nước thời điểm thấp là 50.000đ/1giờ tưới (1 ha phải mất 10 – 12 giờ). Chính vì cơn vật lộn khắc nghiệt này với thiên nhiên mà trên 70% số hộ trồng cà phê ở Di Linh đã gần như kiệt sức khi đối phó với cơn khát. Vụ thu hoạch cà phê năm 2004 – 2005 đa số người dân phải “buộc bụng” bán với giá đầu vụ từ 6.000 – 9.000 đồng/1kg để trang trải công nợ và chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Khi giá lên 17.000 – 19.000 đồng/1kg cà phê nhân như hiện nay thì chỉ còn chưa tới 30% nông hộ trồng cà phê còn giữ được sản lượng sau thu hoạch của mình (theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện). Ngay trong thời điểm này cà phê đang trổ hoa vụ mới, hạn hán đã dịu xuống và nhu cầu về nước tưới không còn bức thiết như những tháng trước nhưng đây chính là thời kỳ mà cây cà phê cần sự đầu tư để tăng trưởng, như theo ông Trần Ngọc – Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện cho biết, có ít nhất 40% trong gần 34.000 hộ dân trồng cà phê ở Di Linh gần như không còn khả năng tài chính để đầu tư! Tại nhiều vùng cà phê như xã Tân Châu, Tân Thượng, Hoà Nam, Đinh Lạc …bà con nông dân cho biết: Mưa xuống, cà phê bắt đầu xanh trở lại nhưng do thiếu dinh dưỡng nên hiện tượng “hoa chanh” (cà phê trổ bông nhưng chuyển thành màu đỏ và không có khả năng đậu trái); đây là dấu hiệu báo trước cho một mùa cà phê thất thu sắp tới. Nói thêm về dự báo này, ông Lê Viết Phú – phó chủ tịch UBNN huyện cho biết: theo đà này, trong mùa tới sản lượng cà phê tại địa phương sẽ bị giảm ít nhất là10.000 tấn so với mức bình quân các năm trước. Cơn khát sau nắng hạn vẫn chưa dừng lại khi những trận mua Tây Nguyên đã dồn dập đổ xuống vùng cây công nghiệp trọng điểm này của Lâm Đồng.
…Chính quyền “hy sinh” 1.500 ha lúa nước để “chống khát”.
Chủ động chia sẻ những khó khăn cùng nông dân, ngay trong những tháng nắng hạn của năm 2005, UBNN tỉnh Lâm Đồng đã phân bổ 10/70 tỷ đồng kinh phí chống hạn của toàn tỉnh cho huyện Di Linh; ngoài ra, huyện còn trích ngân sách 550 triệu đồng cùng 70 tấn gạo để hỗ trợ vật tư chống hạn và cứu đói cho người dân. Bênh cạnh với những giải pháp tình thế đó, trong tháng 2 năm 2005, tỉnh đã quyết định triển khai một số đề án quy mô xây dựng 38 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ dự kiến tổng kinh phí khoảng 90 tỷ đồng (gọi là đề án 47 – triển khai theo quyết định số 47, ngày 28/2/2005 của UBNN tỉnh Lâm Đồng) với mục đích nâng diện tích tưới lên 60 – 70% trong tổng diện tích canh tác (chủ yếu là cây cà phê) cho địa phương. Tính đến tháng 7/2005 này đã có 8/38 công trình của đề án này đã được khảo sát và khởi công xây dựng. Nhưng để giấc mơ đảm bảo nước tưới cho vùng cây công nghiệp này trở thành hiện thực thì còn không ít khó khăn. Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là hầu hết các công trình trong đề án thuỷ lợi nói trên là các đập ngăn và hồ chứa điều nằm trong các tiểu vùng trồng lúa nước của huyện. Theo tính toán của các nhà thiết kế thì khi thi công 38 công trình thuỷ lợi này huyện Di Linh phải “hy sinh” tối thiểu 1.500 ha diện tích trồng lúa nước. Ông Lê Viết Phú cho biết thêm: “hầu hết người dân đều sẵn sàng nhường diện tích canh tác để lấy mặt bằng thi công các công trình thuỷ lợi. Nhưng mất chừng đó diện tích lúa nước là cả một bài toán chưa có lời giải của địa phương – người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn về lương thực”!
Dù đó là một bài toán chưa có lời giải của chính quyền huyện Di Linh, nhưng các công trình cũng đã lần lượt thi công, và được đông đảo người dân đồng tình. Chúng tôi hy vọng rằng đó là một phép toán đúng – để đem lại cho người dân niềm hy vọng mới – niềm huy vọng “hết khát” trong những mùa đại hạn như vừa qua!
Cao Diên
Nhận xét
Đăng nhận xét