Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Quốc tế phải chịu trách nhiệm
Trong những ngày
qua, hàng trăm người nông dân ở huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm
đồng rất hoang mang vì nhiều người đã vay tiền để trồng khoai tây công nghiệp
do Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế trực tiếp đứng ra hợp đồng. Thế
nhưng, ngay vụ trồng đầu tiên hàng trăm nông hộ đã phải rơi vào cảnh lao đao,
nợ nần chồng chất bởi giống khoai Atlantic mà người dân trồng chỉ mang tính thử
nghiệm!
* Vì đâu nên nỗi!
Ông Phạm Tấn
Đồng, ngụ tại thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương hợp đồng với Công ty
Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế trồng 6 sào khoai tây Atlantic, sau hơn 2
tháng cần mẫn chăm sóc, thu được hơn 3 tấn củ cả lớn lẫn nhỏ. Trừ đi 8,4 triệu
đồng tiền giống và trên 15 triệu đồng tiền phân bón, chưa kể tiền làm đất, công
lao đong…^. gia đình ông đã bị “mat”^'
trên 15 triệu đồng! Vợ và con gái của
ông Đồng cay đắng than thở: “Lúc đầu nghe mấy ông ở Công ty nói ngon ăn quá nên
gia đình cũng mạnh dạn trồng tới 6 sào, lúc khoai lên được 1 tháng tuổi thì
thấy đẹp trong lòng mừng khấp khởi, không ngờ bước sang tháng thứ 2 thì bắt đầu
chết hàng loạt, thế là hy vọng tiêu tang, gia đình ôm no”+.. Cùng chung cảnh
ngộ là gia đình chị Nguyễn Thị Kim Cương (Đơn Dương), dồn hết số tiền 10 triệu
đồng trong nhà, đồng thời vay Ngân hàng thêm 15 triệu nữa để đầu tư trồng 5 sào
khoai tây giống Atlantic. Chị cho biết: “Cây khoai tây của gia đình lúc đầu sinh
trưởng và phát triển khá tốt nhưng sau đó cũng bị chết rục hàng loạt nên chỉ
thu hoạch hơn 30 bao củ (trung bình mỗi bao 25kg). Theo giá hợp đồng thu mua là
3500đ/kg., tiền giống đã đầu tư 1,4 triéusậo, vậy vụ này coi như gia đình mất
toi 25 triệu đong”^`. Và chị cho biết
thêm: “Công ty đã xuống chở khoai củ đi
gần 2 tháng nay rồi nhưng đến giờ vẫn chưa nghe nói năng gì đến chuyện
tien”^`.
Tại phường 7,
thành phố Đà Lạt, gần chục hộ gia đình hợp đồng trồng khoai tây Atlantic với
Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế cũng rơi vào tình cảnh tương tự,
mọi người đều bị thua lỗ. Ông Trần Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân phường 7, thành
phố Đà Lạt nhận định rằng: “khoai tây giống Atlantic là một loại giống mới, mặc
dù đã trồng thử nghiệm thành công rồi nhưng chưa trồng thử nghiệm trên vùng đất
tại địa bàn phường 7. Theo tôi, thất bại một phần là do ảnh hưởng thời tiết
nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là khoai tây giống Atlantic không phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng nơi đay”^.
Theo thống kê
chưa đầy đủ, trong vụ đầu tiên cây khoai tây giống Atlantic được đưa vào sản
xuất đại trà ở Lâm Đồng, chỉ tính riêng ở thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương
đã có khoảng 30 ha khoai tây giống mới này bị mất trắng, đồng nghĩa với hàng
chục hộ nông dân rơi vào cảnh thua lỗ. Điều đáng nói ở đây là trong khi người
nông dân đang chết dở ngành chức năng Lâm Đồng vẫn chưa có động thái gì tháo gỡ
thì ông Tiến sĩ Phạm S - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Lâm Đồng khẳng định một câu chắc nịch: “Đến thời điểm này, giống khoai tây
Atlantic vẫn chưa được ngành chức năng cho phép sản xuất đại trà ở Lâm Đồng mà
chỉ dừng lại ở mức thử nghiem”^.. Như thế có nghĩa là Công ty Cổ phần Thương
mại – Dịch vụ Quốc lấy nông dân ra làm thí điểm?! Và sau khi thất bại thì ai là
người đứng ra chịu trách nhiệm này cho nông dân?.
…Và Ông Giám
đốc “mất tích”!
Ông Nguyễn Văn
Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc Lâm (Đơn Dương) cho biết: “Riêng ở xã Lạc Lâm
đã có khoảng 30 hộ ký kết hợp đồng trồng khoai tây Atlantic với Công ty Cổ phần
Thương mại – Dịch vụ Quốc tế, tổng diện tích trồng là trên 15ha. Hầu hết người
dân đều bị thua lỗ, chỉ có 1 hộ cá biệt là trồng cho ra củ rất lớn nhưng một
cây cũng chỉ cho từ 3 đến 4 củ, so với dự kiến ban đầu vẫn không đạt. Vừa qua,
bà con địa phương đã làm đơn xin Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế
giảm tiền giống, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Hội Nông dân xã Lạc Lâm
đã liên lạc rất nhiều lần với ông Tổng giám đốc Công ty Trần Ngọc Khoát, nhưng
cũng chỉ nhận được vài tiếng chuông điện thoại rồi tắt máy! Và ông Tâm nói
trong bức xúc: “Lúc triển khai hợp đồng với nông dân thì Công ty nói hay quá,
giới thiệu hay quá và vì tin nhà khoa học nên mình mới đi vận động người dân
tham gia trồng chu!”+'.
Còn với ông
Nguyễn Viên, Chủ tịch UBND phường 7, thành phố Đà Lạt cho rằng: “Nếu đạt hiệu
quả thì đôi bên cùng có lợi. Còn tình trạng thất bại như hiện nay thì ít ra về
phía Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế cũng phải ngồi lại để thương
thảo với nông dân, chứ nếu cứ biền biệt kiểu này, trong khi người nông dân mất
cả chì lẫn chài thì khổ lam”('.
Theo hợp đồng đã
ký kết giữa bà con nông dân và Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế đã
thể hiện rõ: “Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày thu hoạch đôi bên phải thanh lý
hợp đong”^`. Thế nhưng, đã hơn 2 tháng nay, thậm chí có hộ thu hoạch gần 3
tháng rồi mà vẫn chưa được thực hiện việc thanh lý hợp đồng.
Cao
Diên
http://qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/11/11/11/35650/Default.aspx
Nhận xét
Đăng nhận xét