Lâm Đồng: Toàn cảnh cuôc giải cứu 12 ngưởi nạn nhân mắc kẹt trong vụ sập hầm thuỷ điện

* Ngày thứ nhất: Sập hầm 12 công nhân mắc kẹt!
* Ngày thứ hai: Chưa thể cứu các nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm!
* Ngày thứ ba: Cứu nạn – Làm tất cả để cứu người!
* Hãy vững tin các anh chị nhé!
* Giải cứu thành công - niềm vui vỡ oà!
* Chuyện kể trong hầm tối!
* Sau vụ sập đường hầm – Ngành chức năng nói gì?

Khoảng 7 giờ sáng nay 16/12, tại công trình thủy điện Đa Dâng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng xảy ra vụ tai nạn sập hầm thủy điện khiến 12 công nhân mắc kẹt. Đến 19h cùng ngày dù huy động hết lực lượng để cứu hộ nhưng vẫn chưa tiếp cận được các nạn nhân.
Công trình thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Công trình này gồm hai nhà máy thủy điện liên hoàn - Nhà máy thủy điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thủy điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).

Hiện trường vụ tai nạn
Ông Nguyễn Duy Hải Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương xác nhận thời điểm trên, số công nhân, kỹ sư của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 vừa vào ca thi công đường hầm dẫn nước của công trình thủy điện này, bất ngờ một đoạn đường hầm bị sập, hàng trăm khối đất đá đổ ập xuống, bít kín lối ra, thời điểm xảy ra sự cố có khoảng 30 công nhân, cán bộ kỹ thuật vào hầm làm việc, một số người sau đó đã kịp thời chạy thoát ra ngoài còn 12 công nhân, cán bộ kỹ thuật bị kẹt bên trong.

Đông đảo lực lượng đã được huy động.
Theo Công ty Cổ phần Sông Đà 505 (đơn vị thi công). Đây là đường hầm dẫn nước vào nhà máy thủy điện, có tổng chiều dài 700m, đã thi công được khoảng 500m thì xảy ra vụ sụp thương tiếc nói trên.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt và thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an Lâm Đồng trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn tại hiện trường.

Ông Đoàn Văn Việt, (đội mũ lưỡi trai) Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, (đội mũ ngành) Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng có mặt tại hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.
Ông Đoàn Văn Việt, cho biết: “Giải quyết những tình huống như thế này thì đối với địa phương Lâm Đồng là lần đầu tiên, do vậy phải bàn để thống nhất với nhau những giải pháp. Hiện chúng tôi đã thống nhất các giải pháp nhưng trước hết là phải thông khí để cho số công nhân này có đủ dưỡng khí, sau đó bằng các biện pháp khác để đưa người ta ra an toàn. Phải nói rằng là các lực lượng hết sức là trách nhiệm, mọi người đang hết sức khẩn trương.”
Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Ngay khi nhận thông tin, xác định đây là vụ việc rất nghiêm trọng nên UBND tỉnh đã huy động các lực lượng cứu hộ gồm công an, quân đội và nhiều sở ngành liên quan đến hiện trường, cùng với đơn vị thi công, chủ đầu tư triển khai kế hoạch cứu hộ cứu nạn. Trước mắt cần đưa được đường ống nhỏ để bơm khí vào bên trong vị trí hầm sập để các nạn nhân mắc kẹt duy trì sự sống, tiếp đó sẽ khoan đặt một đường ống phi 80 vào để các công nhân theo đường ống thoát ra ngoài".

Đội cứu hộ đang nổ lực từng phút nhưng gần như bất lực 
Theo quan sát của chúng tôi, hiện lực lượng cứu hộ tại hiện trường khoảng 30 người, có 2 xe chuyên dụng của lực lượng Cảnh sát PCCC túc trực. Do không gian chật hẹp, nằm trong hầm sâu nên việc cứu hộ đa số làm thủ công. Ống sắt dự định đặt để các nạn nhân thoát ra ngoài đã được đem đến miệng hầm, nhưng vẫn chưa đưa được vào trong hầm. Theo nhận định của lực lượng cứu hộ, bức tường đất bịt kín đường hầm có độ dày khoảng 6 mét. Mặc dù đường ống dẫn khí đã đưa được vào bên trong cung cấp dưỡng khí, nhưng chưa nghe được động tĩnh gì của các nạn nhân truyền ra bên ngoài...
Đến 12h30, Lực lượng cứu hộ đã đưa được ống dẫn hơi xuyên qua bức tường đất để cung cấp dưỡng khí  vào bên trong. Tuy nhiên việc khoan xuyên qua bức tường đất để đặt ống sắt cứng đường kính khoảng 60 cm vào bên trong (khoan đến đâu hút đất đá ra ngoài đến đó), mục đích là đưa xuyên qua đống đất sạt lở vào bên trong để các nạn nhân theo đó thoát ra ngoài vẫn chưa thực hiện được.

Đào đất đá trong hầm tại vị trí bị sập xuống
Đại tá Hoàng Công Thạo Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn, Công an tỉnh Lâm Đồng nói: “Lực lượng cứu nạn, cứu hộ chúng tôi thì đang triển khai nhiều biện pháp. Hiện đang huy động các máy khoan, máy ép thủy lực để thông dẫn ô xy cho hầm bên kia đang bị mắc kẹt. Chúng tôi đang tiến hành từng bước một, khó khăn nhất của chúng tôi lúc này đó là đường hầm sâu, nước trong hầm rất là nhiều và sự gia cố của đường hầm này hết sức là mong manh, không đảm bảo an toàn”
Đến 19h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã khoan được hơn 70m tính từ vị trí hầm bị sập vào bên trong nhưng vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu gì cho thấy có thể tiếp cận được các nạn nhân. Trong khi đó, ở phía đầu hầm còn lại, các nhân viên cứu hộ cũng đang khẩn trương khoan để bơm ôxy vào khu vực các nạn nhân gặp nạn. Tuy nhiên vẫn chưa có tín hiệu nào của 12 công nhân gặp nạn truyền ra ngoài. chưa thể liên lạc được với các công nhân, kỹ sư bị mắc kẹt bên trong, do sóng điện thoại đã bị khối đất đá vui lấp ngăn cản. Hiện danh tính các nạn nhân vẫn chưa được xác định và công bố.

Đưa bình ô xy đến để bơm vào hầm

Đến 21h. Sau khi bị gãy 2 mũi khoan lớn, đến 21 giờ kém 30 phút, khi đã khoan sâu vào khoảng 26 mét, lực lượng cứu hộ tỉnh Lâm Đồng đã khoan xuyên thủng được đoạn hầm thủy điện bị sập. Thông tin mới nhất lực lượng cứu hộ đã liên lạc được với người bên trong hầm và đã xác định được 9 người còn sống. Hiện lực lượng cứu hộ đang đưa xúc xích và một số thức ăn nhỏ vào theo đường ống. 
Sau khi khoan xuyên đoạn bị sập, lực lượng cứu hộ đã bơm khí vào bên trong để các nạn nhân có đủ oxy để thở. Theo đại tá Hoàng Công Thạo, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh Lâm Đồng, hiện đang khẩn trương thực hiện khoan các mũi khoan khác để đưa ông sắt có đường kính lớn vào để các nạn nhân có thể chui qua để thoát ra ngoài. Ở phía bên ngoài, 5 xe cứu thương cùng đội ngũ y bác sĩ cũng đã túc trực, sẵn sàng cấp cứu khi đưa được các nạn nhân ra ngoài.

Lực lượng cứu hộ đã khoan thành công
22H30, Sau khi xác nhận 12 nạn nhân vẫn an toàn, tuy nhiên điều kiện trong hầm hiện tại nước đã ngập sâu, cả 12 người đều phải bì bõm trong nước và rất lạnh. Phương án trước mắt do ngành y tế đưa ra là bơm nước gừng qua hệ thống ống dẫn mềm (luồn theo mũi khoan ống dẫn khí) vào trong để làm ấm cơ thể các nạn nhân.
Để tạo thuận lợi cho việc liên lạc của các nạn nhân với bên ngoài, hai chiếc điện thoại chuyên dụng lập tức được đưa đến hiện trường, đang tìm cách truyền vào trong để nắm bắt thông tin sức khỏe cũng như hướng dẫn những điều cần thiết liên tục. Còn hiện tại việc liên lạc vẫn qua một ống mềm rỗng được luồn theo mũi khoan. Phương thức tiếp tế nước uống, thức ăn hiện cũng đang được thực hiện theo phương án đưa vào ống nhựa rỗng ruột (luồn theo mũi khoan), sau đó dùng áp lực hơi mạnh thổi từ ngoài vào trong.

Lực lượng cứu hộ sẽ đẩy đường ống này vào  để đưa công nhân ra ngoài

Theo các nhân viên cứu hộ, việc khoan lỗ lớn để đặt ống sắt cứng đường kính khoảng 60 cm cho nhân viên cứu hộ vào đưa các nạn nhân ra đang gặp khó khăn vì mũi khaon liên tục va phải đá dẫn đến gẫy mũi. 
Lê Kiên
...................................................................
Ngày thứ 2 (17/12):

Chưa thể cứu các nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm

Trong giá rét 14, 15 độ, lạnh thấu thịt da nhưng khu vực đường hầm thủy điện Đạ Dâng (H.Lạc Dương, Lâm Đồng) vẫn rền tiếng máy khoan lẫn trong tiếng anh em cứu hộ hối hả trao đổi việc cứu hộ. Nhiều nhóm cứu hộ tiếp tục đắm mình trong mưa, để bằng mọi cách cứu những anh chị em công nhân đang mắc kẹt  bên trong.
0 giờ 45 sáng 17-2, sau hơn 17 giờ, khi vụ sập hầm xảy ra, lực lượng cứu hộ đã khoan sâu hơn 35m, đưa được đường ống (đường kính 6cm), xuyên lớp đất đá dày 25m chắn ngang đường hầm và liên lạc được với những nạn nhân bị mắc kẹt.

Lực lượng công binh đang tiến vào hầm cứu nạn
Anh Giản Viết Dũng, công nhân công ty CP Sông Đà 505, người đầu tiên đối thoại với các nạn nhân reo mừng cho biết, tất cả 12 người đều an toàn, trong đoạn đường hầm các nạn nhân mắc kẹt (khoảng 100m) vẫn còn điện để sưởi ấm.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt (thứ hai, bên phải) chỉ đạo triển khai phương án đưa nạn nhân ra ngoài.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt cho biết, trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường đã chỉ đạo các lực lượng triển khai các giải pháp để cứu các nạn nhân ra ngoài trong thời gian nhanh nhất và an toàn. Trước mắt, lực lượng cứu hộ tiến hành bơm dưỡng khí và thức ăn vào cho các nạn nhân theo đường ống.
1 giờ 45 sáng, các công nhân mắc kẹt bên trong báo ra “Chúng tôi đã nhận được cháo rồi".
5 giờ sáng, Lực lượng cứu hộ đưa thêm nhiều nhiều phương tiện, dụng cụ đến hiện trường tập trung cứu các nạn nhân. 29 chiến sĩ thuộc Lữ đoàn công binh 25 (quân khu 7) được điều động từ Đồng Nai đến hiện trường phối hợp với các đơn vị tác chiến cứu những người mắc kẹt trong. Đây là lực lượng tinh nhuệ, được tập huấn cũng như có nhiều kinh nghiệm trong công tác cứu hộ cứu nạn.
7 giờ 30 sáng, lực lượng cứu hộ khẩn trương đưa các nẹp gỗ vào bên trong hầm để gia cố các vách hầm đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ cứu nạn để đào đất, khoét lỗ cho công nhân chui ra, nhưng công việc đang gặp khó khăn do khối lượng đất đá lớn.
Đến 9 giờ sáng, ông Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn. Ông Nguyễn Xuân Tiến truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu địa phương, các lực lượng phối hợp nhanh chóng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn, sớm giải cứu các công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng. Ông Nguyễn Xuân Tiến biểu dương và khích lệ tinh thần của các lực lượng tham gia cứu hộ đã làm việc không ngừng nghỉ suốt hơn 1 ngày qua vì những người đang mắc kẹt bên trong. Ông Tiến lo lắng vì nếu thời tiết lạnh giá tại Lạc Dương (Lâm Đồng) như hiện nay, nếu kéo dài thời gian sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của các nạn nhân.

Ông Nguyễn Xuân Tiến (người cầm bộ đàm) có mặt tại hiện trường và chỉ đạo triển khai
10 giờ sáng, điều mà nhiều người lo ngại đã xãy ra, thông tin từ các nạn nhân trong hầm nói ra cho biết, nước mưa đã thấm vào bên trong hầm không thoát kịp, mức nước trong hầm cao khoảng hơn 1m. Các nạn nhân cho biết, họ đã cố gắng leo lên các thiết bị máy móc có ở trong đường hầm để đảm bảo an toàn tính mạng.
Ông Lê Việt Quang - Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng, người vừa vào bên trong đường hầm thị sát trở ra, cho biết, thực hiện theo phương án cứu hộ mới dựng đường hầm dài 35m, dùng gỗ kè hai bên đường vào đường hầm là phương án tối ưu. Với tốc độ làm việc không ngừng nghỉ phải mất khoảng 2 ngày mới có thể hoàn thành đường hầm vì bên trong đất sụt lở nhiều
Thay đổi phương án cứu hộ để đảm bảo an toàn. Theo đó, thay vì dùng máy khoan công suất lớn để khoan rồi đặt ống sắt cứng như ngày hôm qua, hiện được chuyển thành đào đất theo hình chữ A, đào đến đâu kè mái đến đó. Khoảng cách đào dự kiến khoảng 27 mét. Nguyên do không khoan đặt ống là sợ khoan sẽ gây chấn động lớn, đất đá sập xuống thêm sẽ càng làm khó khăn cho công tác cứu hộ. Theo đánh giá của các chuyên gia, khu vực này địa chất rất phức tạp. Việc dùng cuốc xẻng đào cũng không thể nhanh chóng bởi đào đường hầm nhỏ, chỉ có số lượng ít nhân công đào (thậm chí chỉ 1 người), quá trình đào đất có thể sạt lở thêm, tăng khối lượng đất đá phải chuyển ra ngoài.
Tại hiện trường, ông Phan Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, công tác đào hầm để cứu 12 nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn vì lượng đất đá, bùn nhão rất lớn. Bộ đội công binh sẽ kết hợp với các lực lượng khác vừa đào lấy đất đá ra khỏi hầm vừa gia cố mái chống sạt lở. Công tác cứu hộ thủ công như thế này rất tốn thời gian, chưa thể xác định được khi nào sẽ thông hầm để cứu 12 người bị nạn bên trong
13 giờ 30, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an Lâm Đồng cho biết: "Công tác cứu hộ vẫn đang được thực hiện khẩn trương. Hiện lực lượng công binh, công an, quân đội và công nhân công trình đang gấp rút đào hầm để mở đường vào cứu các nạn nhân. Lượng đất đào ra đến đâu, chuyển ra xe chở ngay đi đến đó. Cùng với đó là việc gia cố, tránh không để hầm tiếp tục bị sập". 
14 giờ chiều, ngay sau khi thị sát hiện trường và nghe các đơn vị cứu hộ cứu nạn báo cáo tình hình nhưng không có mặt chủ đầu tư, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã phê bình chủ đầu tư thiếu trách nhiệm. Đại diện nhà đầu tư cho biết chủ đầu tư đang ở nước ngoài, thì bộ trưởng yêu cầu phải thông báo buộc về ngay.
Hai bộ trưởng cũng thống nhất với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng sử dụng cùng lúc cả 2 phương án để cứu người là khoan ngang hút nước và khoan cọc nhồi từ trên xuống, nên phải tính toán kỹ để bảo đảm an toàn cho những người cứu hộ.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo Tổng Công ty Xây dựng số 1 phải điều máy khoan cọc nhồi từ TP.HCM lên hỗ trợ. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị tỉnh Lâm Đồng liên lạc với Cộng ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - Vinacomin nếu có phương tiện phù hợp thì hỗ trợ ngay.

Bộ trưởng Công thương và Bộ trưởng Xây dựng trực tiếp xuống hiện trường
Bộ trưởng Công thương giao nhiệm vụ cho 9 thành viên Trung tâm cấp cứu mỏ của tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, với kinh nghiệm của mình phối hợp cứu các nạn nhân ra ngoài.
15h chiều nay, một nhóm công nhân mỏ có kinh nghiệm đã bay cấp tốc từ Quảng Ninh đến hiện trường, tham gia công tác cứu hộ. Trong bối cảnh việc cứu nạn cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa định hình được phương án tối ưu thì sự góp mặt của các công nhân từng làm việc nhiều năm trong lòng đất tham gia vào công tác cứu nạn hy vọng sẽ đưa ra được phương án cứu hộ tốt hơn, sớm tiếp cận và đưa các nạn nhân ra ngoài.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết đã đình chỉ thi công đối với công trình hầm thủy điện Đạ Dâng. Đến khi nào hai Bộ Công Thương và Xây dựng đồng ý mới được làm trở lại.

Lực lượng cứu hộ sẽ đẩy đường ống này vào  để đưa công nhân ra ngoài
Đến 17 giờ, tin từ đội cứu hộ, sức khỏe của các nạn nhân vẫn ổn, ô xy đã được cung cấp, đồng thời tiếp tục tuồn lương thực vào bên trong để duy trì năng lượng cần thiết cho người bị hại. Nhận định ban đầu, rất có thể phải mất từ 1 đến 2 ngày nữa mới có thể đưa  được khối đất đá khổng lồ ra bên ngoài để cứu người bị nan.
Lê Kiên
...................................................................
Ngày thứ 3 (18/12):

Ngày thứ 3 cứu nạn – Làm tất cả để cứu người!

Ngày thứ 3 cứu nạn, tất cả phương tiện, thiết bị cứu hộ chuyên dụng tốt nhất đã được huy động đến hiện trường. Lãnh đạo cao nhất của địa phương xảy ra tai nạn - tỉnh Lâm Đồng - cùng 3 vị bộ trưởng các bộ Công Thương, Xây dựng và Y tế đã trực tiếp tới hiện trường chỉ huy cuộc giải cứu sinh mạng của 12 công nhân bị kẹt trong đường hầm công trình xây dựng thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo ở tỉnh Lâm Đồng. Dù thời gian đã trôi qua gần 3 ngày nhưng công tác cứu hộ vẫn đang khẩn trương được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do phương án nào cũng gặp trở ngại lớn. Hiện vẫn đang tiếp tục tìm ra phương thức tối ưu để có thể nhanh chóng tiếp cận, đưa các nạn nhân đưa ra ngoài.

Đội cứu hộ thức trắng đêm với công việc
Theo quan sát của chúng tôi, công tác chỉ huy và thường trực vẫn đang sẵn sàng tích cực trong điều kiện trời không mưa nhưng nhiệt độ đã giảm xuống dưới 15 độ C, trời rất lạnh. Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư, công nhân thuộc các lực lượng vẫn miệt mài hướng về hầm sâu, nơi 12 công nhân đang mong ngóng.
Toàn lực được huy động đến cứu hộ.
Hơn lúc nào hết, thời gian đang trở thành thứ quý giá nhất trong cuộc chạy đua giải cứu nạn nhân.Cuộc giải cứu nạn nhân kẹt trong đường hầm bị sập của thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo diễn ra sau không biết bao vụ cứu hộ, cứu nạn ở nước ta. Trong hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống hằng ngày, tai nạn, sự cố, thậm chí là thảm họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở đâu, lĩnh vực nào. Chính vì thế, công tác cứu hộ và cứu nạn hiện là một trong những công tác được coi trọng bậc nhất trên thế giới với sự đầu tư mạnh mẽ cả về lực lượng và trang thiết bị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải có chỉ đạo đầu tiên
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Y tế đã cử đoàn lãnh đạo, cán bộ vào Lâm Đồng tham gia xử lý sự cố. Qua thị sát hiện trường và nắm tình hình, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu tập trung tất cả cho việc thoát nước ngập trong đường hầm ra ngoài, đảm bảo an toàn cho các nạn nhân, trước khi tiếp tục đào thông hầm để giải cứu nạn nhân. Bộ Xây dựng đã thành lập tổ công tác đặc biệt tại Lâm Đồng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng phụ trách để tham gia xử lý sự cố, giải cứu người bị nạn.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, để phục vụ công tác cứu hộ, bộ đã cử một đội thuộc Trung tâm cứu hộ mỏ của Tập đoàn.
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam từ Quảng Ninh vào hỗ trợ do lực lượng này có kinh nghiệm xử lý các sự cố trong hầm mỏ.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến hiện trường vụ tai nạn, kiểm tra công tác cứu hộ của lực lượng y tế. Bộ trưởng cho biết, ngay khi sự cố xảy ra ngành y tế Lâm Đồng đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, tập trung mọi nguồn lực, tăng cường trang thiết bị y tế, cung cấp dưỡng khí và dinh dưỡng cho nạn nhân, lập lán trại dã chiến để sẵn sàng cứu chữa ngay hiện trường.

Cảnh sát PCCC - Cứu hộ cứu nạn TP.HCM đã có mặt tham gia  cứu các nạn
Hiện, Sở Y tế Lâm Đồng đã cử đội ngũ 11 bác sĩ và 21 điều dưỡng, cùng 9 xe cứu thương tham gia cứu hộ. Bộ Y tế cũng đã điều động 2 chuyên gia chống ngạt từ Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) lên để sẵn sàng ứng cứu.
Ngoài lực lượng được huy động trước đó, như Cảnh sát PCCC - Cứu hộ cứu nạn của TP.HCM lên chi viện vào đêm qua thì sáng sáng ngày 18 có thêm khoảng 100 chiến sĩ được Bộ Tư lệnh Công binh điều động từ một Lữ đoàn ở tỉnh Khánh Hòa được điều lên tham gia cứu nạn.
Một công ty xây dựng từ TPHCM đã cử 10 công nhân cùng 2 máy tán sỏi đến hiện trường, tiếp sức cho công tác cứu hộ. Hiện, số người tham gia đào hầm đã lên đến khoảng 400 người.
“Cuộc chiến” với thời gian - Làm tất cả để cứu người.
Trong khi lực lượng cứu hộ đang ráo riết tổ chức các phương án để nhanh chóng thông hầm, giải cứu các nạn nhân đang bị mắc kẹt bên trong thì những thông tin ít ỏi liên lạc được với nhóm công nhân bị nạn cũng cho thấy họ đang bằng nhiều cách khác nhau “chiến đấu” với tình trạng hiện tại, động viên nhau giữ vững tinh thần và sức khỏe. Nỗ lực của lực lượng cứu hộ và của các nạn nhân tiếp tục nhận được sự chia sẻ, chung sức của người dân và nhiều cơ quan, đơn vị trong cả nước. Làm tất cả để cứu người là thông điệp chung được đưa ra trong lúc này.
2 giờ sáng, một bóng đèn nhỏ được luồn vào qua ống thông từ vị trí hầm bị sạt lở để chiếu sáng cho các nạn nhân. Ngọn đèn này đã khích lệ, động viên tinh thần cho các công nhân gặp nạn rất nhiều sau hơn 40 giờ sống trong tăm tối.

Mũi khoan trên đỉnh đồi - Niềm hy vọng thành công lớn nhất theo nhận định của các chuyên gia
Đến gần sáng, mũi khoan thứ 3 do các lực lượng cứu hộ đã thành công. Một phương án mới được triển khai là đào thêm một đường hầm mới song song với nơi nạn nhân bị sập. Thực hiện công việc này, phải lấy ra khoảng khoảng 100 m3 khối đất. Với công suất làm việc liên tục, nhanh nhất cũng phải sau 24 tiếng mới hoàn thành để có thể tiếp cận các nạn nhân.
Hiện tại, bên trong hầm, nơi hàng trăm người thuộc đủ các lực lượng tham gia cứu hộ, nước vẫn liên tục nhỏ từ trên xuống rất nhiều, gây cản trở lớn cho công tác cứu hộ. Một máy bơm nước công suất lớn cũng đang được đưa tới hiện trường.
Lượng nước trong hầm từng dâng lên cao đến gần 2m. Trong khi đó, chiều cao hầm - nơi các công nhân đang mắc kẹt chỉ là 3,7m. Vì vậy, theo chuyên gia công trình ngầm Nguyễn Thế Phùng, lúc này việc được ưu tiên hơn cả là tiêu thoát nước trong hầm.
Ông Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đưa được 2 đường ống vào trong hầm để hút nước ra. Bên trong hầm, các chuyên gia hầm mỏ vẫn đang xúc tiến việc đào hầm. Từ tối qua đến giờ, đã đào được 4m đường hầm. Tốc độ này được đánh giá là khá nhanh.
Bên ngoài, một tổ chuyên gia đang bàn đến tình huống nếu việc đào hầm gặp đá, đội cứu hộ sẽ xin phép cho nổ đá để tiếp tục mở đường máu cứu người.
Một công ty xây dựng từ TPHCM đã cử 10 công nhân cùng 2 máy tán sỏi đến hiện trường, tiếp sức cho công tác cứu hộ. Hiện số người tham gia đào hầm đã lên đến khoảng 400 người. Những người này sẽ thay phiên nhau làm việc.
Theo quan sát của chúng tôi, ngoài lực lượng Cảnh sát PCCC - Cứu hộ cứu nạn của TP.HCM lên chi viện vào đêm qua thì sáng nay có thêm khoảng 20 chiến sĩ của Bộ tư lệnh Công binh được điều lên tham gia cứu nạn.
Từ trưa nay, hơn 100 chiến sĩ được Bộ Tư lệnh Công binh điều động từ một Lữ đoàn ở tỉnh Khánh Hòa đã đến hiện trường với hàng chục máy khoan cùng tham gia cứu hộ.
Việc đào đường hầm phụ (ngách) từ vị trí hầm sập để vào nơi các nạn nhân đã đào được hơn 4m (khoảng cách phải đào khoảng 30 mét). Phương thức đào vẫn là đào thủ công nên khá chậm.
Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng, thiếu tướng Bùi Văn Sơn, cho biết thông tin vô cùng khả quan: “Mức nước trong hầm đã được hút ra ngoài đáng kể, hiện chỉ còn độ khoảng chưa đến 40 cm và đã ngừng dâng”.
Bên cạnh đó, các nạn nhân đã nhận được sữa giàu chất dinh dưỡng và thuốc tăng canxi nên sức khỏe của tất cả ổn định, tinh thần cũng được trấn an.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đến hiện trường vụ sập hầm khảo sát tình hình, nắm bắt tiến độ và chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 
Sau khi làm việc nhanh với lực lương tại chỗ, Phó thủ tướng yêu cầu các chỉ huy của lực lượng cứu hộ báo cáo tiến độ và các phương án cứu hộ. Nghe xong Phó Thủ tướng nhận xét công tác cứu hộ qúa chậm và thủ công, cần phải có biện pháp để đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nạn nhân nhưng phải bảo đảm hai yêu câu cốt yếu: Cứu được các nạn nhân ra ngoài và đảm bảo an toàn cho lực lượng tham gia cứu hộ trong hầm sâu. Hiện máy khoan chuyên dụng đang được điều từ Hà Nội vào.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã vào đường hầm, trực tiếp nói chuyện qua ống nghe với các nạn nhân bên trong, các công nhân cho biết tâm lý ổn định, luôn đặt niềm tin vào lực lượng cứu hộ, sức khỏe bình thường, tuy chỉ có lạnh. 
Phó Thủ tướng biểu dương tỉnh Lâm Đồng, các Bộ ngành liên quan đã kịp thời triển khai hoạt động cứu hộ quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết cũng rất lo do tiến độ cứu hộ chậm vì địa chất phức tạp, nhiều cát và đá mồ côi, những ngày qua mưa nhiều nên đất cát lở xuống rất khó đào.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: Nội trong 3 ngày nữa phải đào xong đường hầm cứu nạn, tiếp cận được với các nạn nhân. Lực lượng công binh phụ trách đào ngách bên phải đường hầm; giao cho lực lượng cứu hộ mỏ của Quảng Ninh đào ngách bên trái. 

Tất cả đều làm bằng hết sức lực có thể của mình
Đến 18 giờ cùng ngày, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết, hiện mũi khoan nhồi từ đỉnh đồi xuống đã được 40 mét, còn khoảng 30 mét nữa sẽ đến vị trí các nạn nhân gặp nạn. Lỗ khoan này có đường kính 110mm.
Hiện lực lượng khoan đang rất khẩn trương, cố gắng hoàn thành bởi đây sẽ là cửa thông gió và tiếp tế thức ăn, thuốc men, quần áo chống rét cho các nạn nhân. Cách tiếp tế hiện tại từ vị trí hầm bị sập thông qua lỗ khoan thoát nước rất nhỏ và khó khăn. Khi xong mũi khoan này, bóng điện cũng sẽ được đưa xuống để động viên, khích lệ tinh thần và tăng niềm tin cho các nạn nhân.
Ngày thứ ba của công tác cứu hộ lại tiếp diễn trong không khí khẩn trương, đầy nỗ lực. Vượt qua cái giá lạnh của miền rừng núi Lạc Dương, các lực lượng chức năng đang từng giờ từng phút làm mọi cách để tiếp cận được với các nạn nhân và đưa họ ra ngoài an toàn. Và tất cả mọi người đều tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến.
LÊ KIÊN
...................................................................
Ngày thứ 4 (19/12):

 Hãy vững tin các anh chị nhé!

Tính đến hôm nay, đã bước sang ngày thứ tư, 12 công nhân bị sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng tồn tại trong lòng đất ở độ sâu 70m, tứ bề kín mít, ẩm ướt và lạnh giá. Họ chỉ liên hệ được với thế giới bên ngoài nhờ 3 mũi khoan thông hơi của lực lượng cứu hộ. Cả nước đang hướng về họ, 12 công nhân nghèo, 12 số phận đến từ nhiều vùng quê trên cả nước, đa số là người Nghệ An, Hà Tĩnh và Nam Định. Tất cả đang khẩn trương giành giật sự sống cho họ, cho những đồng bào thân yêu của chúng ta! Hàng trăm, hàng ngàn ý kiến hiến kế giải cứu, hàng vạn lời động viên cảm động từ hàng triệu độc giả trên cả nước đang tới tấp gửi về qua các trang báo mạng. “Hãy vững tin các anh chị nhé!
Công tác cứu hộ tiếp tực khẩn trương.
Trước những thuận lợi của công tác cứu hộ, nhất là khi khoan thông được cửa xả phía hầm đối diện và việc đào hầm ngách thoát nạn tiến triển nhanh, bầu không khí phấn khởi, khẩn trương đang lan tỏa khắp công trường.  

Đội cứu hộ thức trắng đêm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hưng đang có mặt chỉ huy ở hiện trường cho biết: thêm, về phương án cứu nạn, Ban Chỉ huy cũng đã liên lạc với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan... là các đối tác có những công nghệ khoan kích đẩy. "Ví dụ như khoan đường ống phi 800-1000, khoan đến đâu đẩy ống kích đến đó, công nghệ này hoàn toàn làm được. Chúng ta chuyển bản đồ địa chất cho họ xem rồi, thế nhưng thời gian để họ sang đây làm phải mất cả tuần nên chúng ta vẫn tích cực làm và chuyển tài liệu để họ nghiên cứu. Nếu việc đào hầm của ta có trục trặc thì ngay lập tức họ sẽ đưa công nghệ sang giúp, đó là phương án dự phòng" - ông Hưng cho biết. 
Lúc10 giờ, xe cứu hỏa đã được đưa xuống hầm. Lực lượng cảnh sát cơ động siết chặt an ninh hiện trường hơn trước. Trong khi đó, bên ngoài hầm, các công nhân đang trải những tấm thép lớn ra mặt đất.
Ông Nguyễn Xuân Tiến cho biết, tính đến thời đểm này đã có khoảng 700 người tham gia vào công tác cứu nạn tại hiện trường vụ sập hầm. Ông Tiến cho biết thêm, hiện có một máy khoan từ Đồng Nai đang được đưa lên, ưu điểm là có thể khoan sâu 300m và đường kính ống khoan rộng từ 20cm đến 30cm. Khi đến nơi, máy khoan này sẽ khoan nhồi từ đỉnh đồi xuống, nhằm thông hơi, ánh sáng và tiếp tế dễ dàng. Như vậy, sẽ có hai máy khoan cùng thực hiện việc khoan nhồi từ đỉnh đồi.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đến thị sát hiện trường
Có mặt thị sát công tác cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường lúc này có bà Trương Thị Mai - Uỷ viên Ủy ban Thường Vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội. Sau khi thị sát hiện trường bà Mai nói: “Với nỗ lực của lực lượng cứu hộ, chúng ta hy vọng các nạn nhân sẽ được đưa ra khỏi hầm trong thời gian sớm nhất”.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, việc giải cứu 12 công nhân trong vụ sập hầm thủy điện Lâm Đồng sẽ có bước chuyển trong đêm 19/12 hoặc rạng sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Lê Quang Hùng cho biết, mũi khoan hạ lưu đã có khả năng chạm vào hầm thủy điện Đạ Dâng, lưu lượng nước và bùn xả ra rất mạnh tầm khoảng 10m3/h, giảm lượng nước trong hầm.
Đồng thời, hai hầm cứu nạn bên tay trái và bên tay phải ở phía thượng lưu, tiến độ tương đối khả quan. Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến 13 giờ, hai đường hầm đang tiến triển khá nhanh, đường hầm bên phải đang đi được khoảng 20 mét, phía còn lại cũng đã được khoảng 10 mét. Với tiến độ hiện tại, việc giải cứu 12 công nhân trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Lâm Đồng sẽ có bước chuyển trong đêm nay hoặc rạng sáng mai (20/12).
Sáng 19/12 đã có thêm lỗ thông mới để thông hơi, thoát nước cho khu vực hầm nơi có 12 công nhân đang bị mắc kẹt. Đến 9 giờ ngày 19/12, mũi khoan từ phía sau hầm đã thành công, lực lượng cứu hộ bắt đầu cho bơm hút nước, bùn ngập từ bên trong ra ngoài. 
Đến khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, lỗ thông bị tắc, ngay lập tức các đội cứu hộ đã khắc phục. Đến 11 giờ ngày 19/12, lỗ thông đã hoạt động trở lại để tiếp tục bơm hút nước ra ngoài.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, người được giao nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ lực lượng cứu hộ trong hầm xác nhận, hai đường hầm phụ được đào hình vòng cung xuyên hai bên vách của đường hầm chính dùng để giải cứu, đưa các nạn nhân ra ngoài đã có tiến tiển tốt. Đên 13 giờ, đường hầm bên phải đã được hơn 15m, nhánh bên trái đã tiến được 12 m. Đây là hai đường hầm dùng để cứu người, hiện đang được lực lượng công binh, thợ mỏ tập trung đào để vượt qua đoạn hầm bị sập với đất đá bịt kín dài 35m.
Chiều 18/12 do mũi khoan vướng đá nên bị hỏng không thể tiếp tục sau khi đã đi được hơn 40m, trong đêm 18/12 và sáng 19/12, lực lượng cứu hộ tiếp tục hướng khoan từ trên đỉnh đồi xuống nóc hầm, với lỗ khoan thứ hai, bên cạnh lỗ thứ nhất đã phải dừng lại vào. Đến chiều 19/12, mũi khoan thứ hai trên đỉnh đã khoan được trên 40m, trong tổng số gần 70m đất đá. Hướng khoan này rất quan trọng bởi sẽ tạo lỗ thông có đường kính lớn 10 cm để cung cấp quần áo và một số nhu yếu phẩm cho các nạn nhân, giúp chống rét, chống đói và còn có thể đưa đường dây thông tin xuống giúp liên lạc tốt hơn. 

Đưa máy móc phục vụ cho việc bơm hút nước
Đến 14 giờ 30, ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, sau khi mũi khoan cửa xả (phía cửa hầm đối diện) thành công, nước thoát từ phía này ra nhanh nên hiện nước trong đoạn hầm nơi các công nhân bị kẹt đã rút gần hết, các công nhân có thể đi lại được. Ngoài ra, với việc khoan thông mũi này, việc nói chuyện với công nhân có thể tiến hành được ở cả hai đầu hầm, khiến anh em bị mắc kẹt bên trong rất phấn khởi, tinh thần lên cao.
Lúc11 giờ 30, Ban chỉ đạo cứu hộ cứu nạn vừa cho nổ 2 quả mìn ở hầm phụ bên để phá đá rắn. Như vậy, ngách hầm này đã tiến được 15m. Hướng ngách khoan bên trái chưa gặp chướng ngại vật, vẫn đang triển khai thuận lợi, đã hoàn thành được 8m. So với độ dày ước tính khoảng 25m của khối đất đá bao phủ, còn khoảng 10m nữa sẽ tiến được đến vị trí các công nhân gặp nạn.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chánh Thanh tra mỏ - Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam, tham gia chỉ huy cứu hộ cho biết, tiến độ đào hầm bên ngách phải từ cửa chính để đưa nạn nhân ra ngoài đã đạt 13 mét. Ông Dũng nói: “Với tiến độ này, trong đêm nay, khả năng chúng tôi có thể tiếp cận được khoang hầm nơi 12 công nhân mắc kẹt”.
Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - người đã theo dõi trực tiếp công tác cứu hộ ngày 19/12 cho biết, nếu công tác cứu hộ tiếp tục được đảm bảo với tiến độ nhanh và đạt kết quả như sáng nay, 19/12, thì nhanh nhất là đêm khuya hôm nay hoặc chậm nhất là sáng mai, 20/12, lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận được những người mắc kẹt.
Công tác cứu nạn đã sẵng sàn.
Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, nước trong hầm sẽ được rút ra hết và việc cứu hộ sẽ dễ dàng hơn. Ông Tiến cho biết thêm, sau khi cấp dung dịch dinh dưỡng, sức khỏe các nạn nhân đã được cải thiện rất nhiều. Song song với đó, cháo, sữa, nước gừng vẫn tiếp tục được chuyển vào cho 12 công nhân trong hầm.
Theo thông tin từ ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn, với tốc độ cứu hộ hiện nay, có thể khoảng giữa đêm nay sẽ có thêm một số mũi khoan thành công vào khu vực có người bị nạn, từ đó sẽ tiến hành tiếp tế lương thực, quần áo, dụng cu sưởi ấm. Tuy nhiên, sau 4 ngày bị mắc kẹt trong hầm, sức khoẻ các nạn nhân bắt đầu suy giảm vì chủ yếu uống nước và dùng sữa. Để ứng cứu, các bác sĩ BV Chợ Rẫy cho biết, đã có 50 túi dung dịch dinh dưỡng năng lượng cao để chuyển xuống hầm cho 12 nạn nhân đang mắc kẹt. Trước tình đó, lực lượng cứu hộ đã chuyển được 8 bịch (mỗi bịch 1 lít) - loại dung dịch dinh dưỡng đặc biệt dành cho các nạn nhân do Bệnh viện Chợ Rẫy đưa lên vào tối qua vào bên trong cho các nạn nhân nhằm tăng cường sức khỏe, sức để kháng và khả năng chịu đựng, kháng bệnh.
Cũng theo thông tin từ Ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn, các phương án sơ, cấp cứu cho nạn nhân đang được triển khai khẩn cấp. BS Nguyễn Bá Hy - Giám đốc BV đa khoa tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Các phòng bệnh cách ly đã được chuẩn bị, lực lượng sơ cấp cứu cũng được huấn luyện việc ổn định tâm lý cho nạn nhân vì đây là trường hợp cấp cứu đặc biệt”.
Tuy nhiên, việc sơ cấp cứu chỉ là phương án dự phòng, phương án chính là chuyển nạn nhân đến BV đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Tại đây sẽ có chuyên gia của BV Chợ Rẫy hỗ trợ.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện. Bộ trưởng nhắc nhở các cán bộ y tế tỉnh Lâm Đồng túc trực sẵn sàng để cấp cứu cho 12 công nhân ngay sau khi được giải cứu, đưa ra khỏi đoạn hầm bị sập; đồng thời thăm hỏi, động viên người nhà một công nhân từ miền Bắc vào chờ tin người thân đang mắc kẹt trong hầm.
Trưa nay (19/12), Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều thêm 6 chuyên gia y tế đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) để hỗ trợ cấp cứu.Đoàn chuyên gia y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy do bác sĩ Nguyễn Văn Khôi, Phó Giám đốc bệnh viện làm trưởng đoàn đã khởi hành lúc 11 giờ trưa hôm nay (19/12). Đoàn  gồm có 6 người là các bác sĩ chuyên khoa 2, điều dưỡng của Khoa Hồi sức, Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Chấn thương chỉnh hình. Dự kiến trong chiều nay, đoàn chuyên gia  y tế của bệnh viện Chợ Rẫy sẽ đến hiện trường.
Sở Y tế Lâm Đồng cũng đã đưa đến hiện trường 9 xe cứu thương, nhiều loại thuốc, chăn ấm (đề phòng trường hợp nạn nhân bị ngâm lâu dưới nước, giảm thân nhiệt) và thiết bị như bình oxy, nẹp chấn thương, dụng cụ đặt nội khí quản tại chỗ… để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Hàng chục y, bác sĩ, điều dưỡng hồi sức cấp cứu từ nhiều bệnh viện đã có mặt tại khu vực xảy ra sự cố để hỗ trợ cứu hộ. Lực lượng này được chia thành 3 tổ. Tổ một gồm 3 bác sĩ, 10 điều dưỡng sẽ trực tiếp vào trong hầm cấp cứu nạn nhân ngay sau khi hầm được thông. Tổ hai gồm 2 bác sĩ và 3 điều dưỡng chờ ở cửa để đón bệnh nhân. Tổ ba gồm 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng sẽ trực tại lán đề phòng trường hợp phải cấp cứu nạn nhân tại chỗ.
Đên ngày thứ tư, từng tốp công nhân luân phiên nhau ra vào đường hầm phụ. Tất cả đang tập trung cao độ cho công việc đào hầm cứu người. Nhân lực cũng được tăng cường và đến nay đã có gần 700 người đang tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn. Mọi thứ đang diễn ra thuận lợi, từ thời tiết, máy móc, con người... Hy vọng với tốc độ này trong ngày mai là có thể tiếp cận được với các nạn nhân.
...................................................................

GIẢI CỨU THÀNH CÔNG - NIỀM VUI VỠ OÀ!

Sau bốn ngày vượt qua cái giá lạnh cắt da của miền rừng núi Lạc Dương (Lâm Đồng), các lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương đang từng giờ từng phút làm mọi cách để tiếp cận được với các nạn nhân và đưa họ ra ngoài an toàn. Và tất cả mọi người đều tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến. Hàng trăm, hàng ngàn ý kiến hiến kế giải cứu, hàng vạn lời động viên cảm động từ hàng triệu độc giả trên cả nước đang tới tấp gửi về qua các trang báo mạng động viên 12 công nhân: “Hãy vững tin các anh chị nhé!. Và niềm tin ấy được đền đáp vào 16 giờ 38 phút, 12 nạn nhân được cứu thoát. Niềm vui bất ngờ, vỡ òa đã đến với tất cả mọi người!

Đưa công nhân gặp nạn từ hầm tối
Toàn lực được huy động đến cứu hộ.
Hơn lúc nào hết, thời gian đang trở thành thứ quý giá nhất trong cuộc chạy đua giải cứu nạn nhân.Cuộc giải cứu nạn nhân kẹt trong đường hầm bị sập của thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo diễn ra sau không biết bao vụ cứu hộ, cứu nạn ở nước ta. Trong hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống hằng ngày, tai nạn, sự cố, thậm chí là thảm họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở đâu, lĩnh vực nào. Chính vì thế, công tác cứu hộ và cứu nạn hiện là một trong những công tác được coi trọng bậc nhất trên thế giới với sự đầu tư mạnh mẽ cả về lực lượng và trang thiết bị.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Y tế đã cử đoàn lãnh đạo, cán bộ vào Lâm Đồng tham gia xử lý sự cố. Qua thị sát hiện trường và nắm tình hình, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu tập trung tất cả cho việc thoát nước ngập trong đường hầm ra ngoài, đảm bảo an toàn cho các nạn nhân, trước khi tiếp tục đào thông hầm để giải cứu nạn nhân. Bộ Xây dựng đã thành lập tổ công tác đặc biệt tại Lâm Đồng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng phụ trách để tham gia xử lý sự cố, giải cứu người bị nạn. Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, để phục vụ công tác cứu hộ, bộ đã cử một đội thuộc Trung tâm cứu hộ mỏ của Tập đoàn. Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam từ Quảng Ninh vào hỗ trợ do lực lượng này có kinh nghiệm xử lý các sự cố trong hầm mỏ.


Khu vực chăm sóc các công nhân vừa được giải cứu
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến hiện trường vụ tai nạn, kiểm tra công tác cứu hộ của lực lượng y tế. Bộ trưởng cho biết, ngay khi sự cố xảy ra ngành y tế Lâm Đồng đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, tập trung mọi nguồn lực, tăng cường trang thiết bị y tế, cung cấp dưỡng khí và dinh dưỡng cho nạn nhân, lập lán trại dã chiến để sẵn sàng cứu chữa ngay hiện trường.
Hiện, Sở Y tế Lâm Đồng đã cử đội ngũ 11 bác sĩ và 21 điều dưỡng, cùng 9 xe cứu thương tham gia cứu hộ. Bộ Y tế cũng đã điều động 2 chuyên gia chống ngạt từ Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) lên để sẵn sàng ứng cứu.
Ngoài lực lượng được huy động trước đó, như Cảnh sát PCCC - Cứu hộ cứu nạn của TP.HCM lên chi viện vào đêm qua thì sáng sáng ngày 18 có thêm khoảng 100 chiến sĩ được Bộ Tư lệnh Công binh điều động từ một Lữ đoàn ở tỉnh Khánh Hòa được điều lên tham gia cứu nạn.
Một công ty xây dựng từ TPHCM đã cử 10 công nhân cùng 2 máy tán sỏi đến hiện trường, tiếp sức cho công tác cứu hộ. Hiện, số người tham gia đào hầm đã lên đến khoảng 400 người.
Hơn lúc nào hết, thời gian đang trở thành thứ quý giá nhất trong cuộc chạy đua giải cứu nạn nhân. Công tác chỉ huy và thường trực vẫn đang sẵn sàng tích cực trong điều kiện trời không mưa nhưng nhiệt độ đã giảm xuống dưới 15 độ C, trời rất lạnh. Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư, công nhân thuộc các lực lượng vẫn miệt mài hướng về hầm sâu, nơi 12 công nhân đang mong ngóng.
Niềm Vui vỡ oà!
Lúc 16 giờ 38 phút, 4 nạn nhân đầu tiên được đưa ra! Niềm vui bất ngờ, vỡ òa đã đến với tất cả mọi người! Chiến dịch cứu hộ đã thành công ngoài dự kiến. Cả công trường với hơn 700 người có mặt đang "dậy sóng", hàng chục người thân lao đến nhưng bị ngăn lại, để lực lượng cứu hộ đưa các nạn nhân vào lán trại cho các bác sĩ theo dõi.
Giọt nước mắt vui mừng khôn xiết của gia đình các nạn nhân
Binh Nhất Hoàng Văn Thảo, lữ đoàn Công binh 293 Bộ tư lệnh công binh C3, là người đầu tiên tiếp cận nạn nhân nói trong vui mừng: "Đang  tối thấy ánh điện phía đối diện lóe lên và có tiếng động, vừa lúc đó tôi hô ta "thấy rồi". Ngay lức đó tôi và mọi người đã lập tức đào tới. Chỉ vài nhát đào nữa thì một lỗ thủng lớn xuất hiện. Tôi nhìn qua phía bên kia thấy nhiều người. Ngay lúc đó tôi lập tức bò qua tiếp cận với các nạn nhân. Ngay lúc đó, các nạn nhân bên trong reo vang lên "được cứu rồi"".
Các chiến sĩ bộ đội công binh Nguyễn Tấn Bửu, Lê Viết Nhiễm nói: "Lúc đó tôi cùng một số đồng đội đang đào thì bất ngờ đất đổ sập xuống ngay trước mặt. Mọi người nhìn lên ngỡ ngàng thấy các công nhân đang ngồi trong hầm. Thế là cùng hét lớn rồi lao đến ôm chầm lấy nhau. Lúc này các công nhân trong hầm đều nhường cho chị Ngọc ra trước. Do quá vui mừng nên những người còn lại như khỏe lên và cùng anh em chúng tôi đi ra".

Một trong những nạn nhân đầu tiên được dìu ra khỏi hiện trường
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng xúc động nói: "Kết thúc có hậu này đã đền đáp xứng đáng những vất vả, hiểm nguy của gần 1.000 người tham gia công tác cứu hộ suốt 4 ngày qua. Quan trọng nhất là các chỉ số sức khỏe cả 12 nạn nhân đều ổn, chỉ 4 người bị choáng nhẹ, được đưa lên xe cứu thương chuyển đi, các công nhân còn lại đều đang nằm theo dõi trong lán trại dã chiến”
Ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh cho biết: “mặc dù dự kiến chậm nhất là sáng mai tiếp cận được tới chỗ 12 nạn nhân mắc kẹt, nhưng điều bất ngờ đã đến, quá trình đào ngách hầm bên trái đã phát hiện một lỗ hổng bất ngờ nên đã nhanh chóng hướng đào về phía đó và niềm vui đã đến”…
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt vui sướng: "Niềm vui qúa bất ngờ, chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý nhanh nhất là trưa mai mới tiếp cận được. Hạnh phúc đến bất ngờ quá, đền đáp công sức mọi người suốt mấy ngày qua. Trước mắt chúng tôi sẽ chỉ đạo việc chăm lo sức khỏe cho các công nhân thật ổn định. Lập đầu mối thông tin để người nhà các nạn nhân vào có chỗ ăn ở đàng hoàng".

Ông Nguyễn Xuân Tiến – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng chia tay lực lượng công binh trước khi các chiến sỹ lên đường về đơn vị
Nạn nhân đầu tiên chúng tôi tiếp xúc được là anh Nguyễn Văn Quang (19 tuổi). Gương mặt mệt mỏi, thất thần,  cho biết, vừa thi trượt đại học, cảnh quê nghèo khó nên anh theo anh trai vào đây làm công nhân 5 tháng trước: “Nói thật với anh là đến giờ em vẫn không tin là mình được cứu sống”.
Còn Trương Tuấn Việt dù (40 tuổi) thì, nói trong nước mắt: "Tôi sung sướng lắm, bây giờ điều tôi muốn nhất là gặp vợ con mình".
Sau khi sơ cứu tại lán trại dã chiến, tất cả các nạn nhân đều đã được chuyển lên xe cấp cứu chạy thẳng về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Các bác sĩ khẳng định, không ai bị thương tích hay nguy hiểm đến tính mạng. Rất nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng dành cho lực lượng cứu hộ và các nạn nhân vang lên không ngớt.
Lê Kiên


...................................................................

Chuyện kể trong hầm tối

Chưa có một sự cố nào lại mang đến nhiều trạng thái cảm xúc từ bi quan đến lạc quan rồi u ám, thắc thỏm rồi lại vỡ òa như cuộc giải cứu thành công 12 công nhân trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (Lâm Đồng). Đó là khoảng thời gian suốt 4 ngày 3 đêm trái tim hàng triệu người dân Việt Nam bị bóp nghẹt rồi lại thở phào. Đến 16 giờ 35 ngày 19-12, Thung lũng Păng Tiêng chìm trong u tối, trong không khí nặng nề bao trùm mấy ngày qua chợt vỡ òa, vang dội những tiếng ò reo, vỗ tay không ngớt khi nạn nhân đầu tiên được đưa ra khỏi hầm. Niềm vui được sống của 12 nạn nhân “phủ sóng” đến hàng triệu người dân Việt đang ngóng chờ, hồi hộp từng giây phút trôi qua. Còn những công nhân bị mắc kẹt họ đã nghĩ gì? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với họ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.
Phạm Xuân Đăng, công nhân lớn tuổi nhất (50 tuổi) trong vụ sập hầm kể lại: “Thời điểm hầm thủy điện sập, mọi người bỏ chạy vào phía cuối hầm trong màn đêm tối mịt. Vừa chạy, vừa khóc thét. Trong chớp mắt mọi thứ đều chìm trong bóng tối yên tĩnh đến kinh hãi. Sau khi anh em trấn tĩnh thì tập hợp lại có 12 người mắt kẹt bên trong hầm. Thời gian đầu bị mắc kẹt, có công nhân khóc, có người than vãn sập hầm thế này chắc không thể nào thoát ra được. Nó quá đỗi kinh khủng. Đói, lạnh, mọi người bắt đầu tuyệt vọng. Tôi đã ra sức thuyết phục, động viên anh em hãy yên tâm. Chắc chắn mình sẽ được cứu sống”.

Ông Đoàn Văn Việt, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có mặt đến bệnh viện đa khoa Lâm Đồng. động viên tinh thần nạn nhân
Anh Nguyễn Anh Tuấn (24 tuổi, quê Hương Khê, Hà Tĩnh): “Lúc đất đá đổ sập xuống, bít kín đường hầm tối om, em hoảng lắm kêu gọi mọi người xem có ai bị đất đá đè lên không? Sau đó mọi người tập trung lại mới biết có tất cả 12 người bị kẹt. Lúc đầu mọi người đều nghĩ chắc chỉ bị sập mấy mét, anh em bên ngoài đào bới chừng vài tiếng là cứu được nhưng chờ mãi không thấy động tĩnh gì. Mọi người đều hết sức lo lắng nhưng hầu như không ai nói ra, cứ động viên nhau. Ở trong hầm lúc này có xe trộn bê tông đậu nên mọi người kéo nhau lại trèo lên đó ngồi chờ.
Lúc này xung quanh tối đen như mực, yên ắng không một tiếng động, em đã nghĩ rằng có lẽ mình chết ở đây. Nghĩ thương bố mẹ, nước mắt muốn trào ra nhưng cố nén vì sợ ảnh hưởng đến mọi người. Em chưa có gia đình, xa quê đi làm ăn để kiếm tiền gửi về giúp bố mẹ, giờ chưa giúp được gì! Không biết ở nhà có biết tin không? Biết có cơ hội trở ra để báo hiếu bố mẹ hay không? Bao nhiêu câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu.
Cho đến khi thấy tiếng động của mũi khoan xuyên vào, mừng như phát điên, tưởng là được cứu ra ngay nhưng mọi người nói rằng chờ chút thời gian nữa. Ai cũng hồi hộp, dồn về phía cửa hầm, nhưng rồi chờ mãi chờ mãi, có lúc em cũng đã tuyệt vọng vì mãi không thấy được cứu ra. Em là thanh niên, còn khỏe nên cùng anh Nam thường xuyên ra lấy đồ ăn tiếp tế, có lúc lội nước ngập ngang ngực, ăn vào rồi nhưng lạnh qúa lại ói ra, nghĩ đời mình chắc kết thúc ở đây. Những lúc như vậy lại được nghe tiếng nói chuyện của các anh em bên ngoài, lại thêm hy vọng”.

Ông Nguyễn Xuân Tiến bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng, đến thăm hỏi các nạn nhân ngay tại bệnh viên.
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc (26 tuổi, quê Nghệ An): Em là người nữ duy nhất trong số 12 người gặp nạn nên được ưu tiên ngồi chỗ tốt nhất trên xe, không phải làm gì và luôn được mọi người động viên. Em sợ lắm nhưng không khóc vì trong hai vợ chồng em theo công trình này may mắn chồng em không bị nạn, nếu lỡ có chuyện gì thì có anh ấy nuôi con rồi. Ngồi trong hầm tối, điều em nhớ nhiều nhất là đứa con trai 4 tuổi. Mới cách đây 1 tháng em về thăm con, giờ thấy thương nó quá chừng! Những lúc như vậy các anh em lại động viên, nói chuyện cho nguôi ngoai.
Em may mắn là được nói chuyện với chồng 4 lần qua ống thông nên cũng biết được mọi người đang cố gắng và quyết tâm cứu chúng em nên cũng yên tâm. Nhưng khi ngồi một mình thì bao nhiêu ý nghĩ đáng sợ cứ quanh quẩn trong đầu.  Suốt ngần ấy thời gian hầu như không ai ngủ, chỉ khi nào mệt quá thì gục đầu lên xe nhắm mắt một chút, nhưng cũng sợ vì nhắm mắt rồi không biết có mở ra nữa không?
Anh Phạm Viết Nam (40 tuổi, quê Nghệ An) cho biết: “Trong màn đêm tối, chúng tôi hy vọng và chờ đợi lực lượng bên ngoài sẽ thông hầm vào cứu. Và niềm hi vọng đó đã trở thành hiện thực sau 12 tiếng đồng hồ, phía trong hầm có những âm thanh vang lên do lực lượng cứu hộ khoan hầm. Một mũi khoan hơi vào nơi khu vực hầm sập. Lúc đó, mọi người ai nấy cũng mừng rơi nước mắt và nghĩ mình chắc chắn sẽ được cứu sống. Sau đó, sữa và thức ăn được chuyền qua đường ống này để tiếp sức chúng tôi. Phía bên ngoài thông báo chúng tôi sắp được cứu”.
Hoàng Anh Văn (34tuổi, quê Nam Định) cho biết: “Lúc ấy, tôi nghĩ đến tình huống nước tiếp tục dâng cao chạm đến nóc trần hầm thì anh em sẽ đu những mảnh ván trong hầm bơi cầm cự được lúc nào hay lúc đó, hy vọng có cơ may sống sót”.
 Nguyễn Văn Quang (SN 1996, quê Hà Tĩnh): Lúc đầu em tưởng chỉ vài tiếng là được cứu ra vì em nghĩ chắc là sập một đoạn ngắn thôi, anh em sẽ đào bới ra ngay. Vì khi thi công được hầm này chúng em biết rất dễ bị sập. Thế rồi chờ mãi chẳng thấy động tĩnh gì, em lại nghĩ chắc mọi người đang đào bới cứu chúng em thì lại bị sập tiếp. Cho đến khi mũi khoan thông vào, mọi người nói ráng chờ, sắp vào tới nơi để cứu ra rồi. Nhưng cứ chờ mãi, em nghĩ hay là mình bị lừa, không ai cứu mình đâu, chắc ngày này là ngày giỗ của mình rồi. Chán nản qúa nên em mặc kệ, muốn sao thì sao. Em tưởng là chỉ có mấy anh em làm chúng cứu chúng em thôi, khi ra ngoài em mới thấy có đến hàng trăm người của các lực lượng đào hầm cứu chúng em.
Lê Kiên
...................................................................

Sau vụ sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng – Ngành chức năng nói gì?

Ngày 20-12, ông Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cùng ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường cùng hơn 30 cán bộ thuộc công an tỉnh, các sở Công Thương, Xây dựng… đã khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng làm 12 công nhân bị mắc kẹt 82 tiếng đồng hồ. Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - GĐ Công an tỉnh Lâm Đồng, sau khi cùng đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra cho biết: “Khi để xảy ra sự cố như thế là có vấn đề rồi. Nếu chủ dự án và đơn vị thi công làm thật chặt chẽ thì sao có thể xảy ra như thế được. Nếu thiết kế, kết cấu đúng và việc thi công đúng thì tôi nghĩ không có vấn đề gì”.
Tổng quan dự ánh thủy điện “Sập hầm”.
Dự án thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo trên địa bàn xã Lát, huyện Lạc Dương và xã Phi Tô, huyện Lâm Hà trước đây do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư, có tổng công suất lắp máy 23MW. Trong đó nhà máy thủy điện Đạ Dâng, huyện Lạc Dương công suất 14MW, Nhà máy thủy điện Đa Chomo, huyện Lâm Hà công suất 9MW với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 650 tỷ đồng.
Dự án đã khởi công vào tháng 12/2003, nhưng sau đó chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện do không giải quyết được vấn đề tài chính. Đến tháng 3/2006, dự án chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội (Hà Nội).
Tháng 4/2008 dự án được Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh quy mô, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 19/8/2009, với tiến độ thực hiện dự án từ 2009 đến 2011.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2014 dự án vẫn chưa hoàn thành. Đến tháng 3/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án hoàn thành đưa vào phát điện trong quý IV/2014. Dự án thực hiện theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quan lý. Việc tư vấn thiết kế do Viện thiết kế thủy lợi thủy điện Nam Ninh (Trung Quốc) thực hiện. Công ty cổ phần tư vấn Nhật Thăng - VNT6 (Hà Nội) là đơn vị giám sát.
Về đơn vị thi công, hạng mục nhà máy là do Công ty cổ phần Sông Đà 10.6 thực hiện. Riêng với hạng mục hầm dẫn nước, trước đây do Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô triển khai, sau đó chuyển sang Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng ngầm Vinaconex (thay đơn vị thi công, đào hầm).
Hiện nay hầm dẫn nước do Công ty cổ phần Sông Đà 505 thi công. Sáng 16/12 vừa qua, khi các công nhân của công ty này đang vào ca làm việc thì đất đá bất ngờ đổ sập khiến 12 công nhân mắc kẹt. 
Ngành chức năng đã nói gì sau vụ sập.
Thứ trưởng Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, hiện Bộ Xây dựng đã thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình trên, đồng thời đã đình chỉ thi công. “Chắc chắn phải mổ xẻ, làm rõ nguyên nhân sự cố, đánh giá hiện trạng chất lượng… Mặt khác, phải xem xét cụ thể từ thiết bị kỹ thuật đến thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ địa chất, đơn vị thi công, từ đào hầm đến làm vỏ hầm, việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, đơn vị liên quan. Phân tích nguyên nhân từ đâu, lỗi do ai là vấn đề hệ trọng để xử lý trách nhiệm”.

Khẩn trương khám nghiệm hiện trường
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - GĐ Công an tỉnh Lâm Đồng, sau khi cùng đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra sơ bộ đường hầm thủy điện Đạ Dâng, cũng cho biết: “Sau khi kiểm tra, đoàn ghi nhận tại hiện trường hầm thủy điện Đạ Dâng ở phần mái hầm có nhiều đoạn chắp vá, nhiều dầm sắt bị hoen gỉ và xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn có nước rỉ từ trên xuống...”. Ông Sơn cho biết thêm: “Gần đây, tỉnh Lâm Đồng thực hiện nhiều dự án thủy điện, các cơ quan chức năng đã có nhiều hình thức nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc để phòng ngừa các sự cố. Đây là trường hợp không thực hiện theo quy trình”.

Các cơ quan chức năng bắt tay vào tìm nguyên nhân của vụ sập hầm
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng xác nhận tại vị trí hầm sập đã từng nhiều lần xảy ra sụt, sạt lở đất. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, trước đây vào tháng 4-2014, đoàn kiểm tra lien ngành của tỉnh đã kiểm tra hiện trường, qua kiểm tra, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã kết luận hồ sơ quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư còn thiếu theo quy định. Thời điểm đó đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đơn vị thi công phải gia cố, xử lý theo quy định nhằm tránh xảy ra các sự cố trong quá trình thi công. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cấp phát đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động theo quy định; tuân thủ biện pháp thi công, các giải pháp về an toàn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, GĐ Công an tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, để xác định chính xác nguyên nhân, ngoài các cơ quan chức năng địa phương cón cần sự phối hợp của các đơn vị sẽ trưng cầu giám định của C54 (Bộ Công An), Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Nhiều Bộ ngành khác cũng sẽ phải vào cuộc.
Lê Kiên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"