Bài đăng

ĐÀ LẠT: TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI "HẠI" NHÀ DÂN

Hình ảnh
Trong nhiều tháng qua, người dân sống cạnh công trình xây dựng Trung tâm thương mại (dự án Đà Lạt Center) trên đường Phan Bội Châu, phường 1, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà của họ có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Theo tìm hiểu của chúng tôi, Dự án Đà Lạt Center, do Cty CP Len Nguyễn làm chủ đầu tư, tọa lạc tại trung tâm TP. Đà Lạt, được xây dựng trên khu đất hiện hữu của Khu C chợ Đà Lạt, diện tích mặt bằng tầng trệt hơn 5.000m2, gồm 4 tầng hầm và 10 tầng cao, với tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. Công trình được khởi công vào ngày 1/11/2011, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2013 do Cty TNHH Xây dựng Hoàng Liên Sơn thi công. Tòa nhà mới chỉ xây được phần móng thì đã gây ra hậu quả cho người dân sống xung quanh. Căn nhà số 45 đường  Phan Bội Châu, phường 1, TP Đà Lạt được xây dựng  kiên cố với diện tích 120m2, đã không còn chịu đựng được lực tác động của công trình xây dựng Đà Lạt Center . Một phần tường nhà giáp khu vực thi công đã bị nứt và nền nhà

Lâm Đồng: Thủy điện Đồng Nai 3 phớt lờ quyền lợi của nông dân?

Hình ảnh
Đã hơn nửa năm từ khi tổ máy số 2 – tổ máy cuối cùng của Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 chính thức hòa vào lưới điện quốc gia. Hàng trăm hộ dân ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã vì lợi ích chung mà chấp nhận di dời, nhường đất cho dự án thế nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù, giải tỏa hay tái định canh từ chủ đầu tư, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn và đối mặt với cái đói... Dự án thủy điện Đồng Nai 3, có tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng, công suất 180 MW. Với diện tích lưu vực 2.441km2, dung tích ứng với mực nước dâng bình thường (+590m) là 1.612 triệu m3. Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư đã xuống điều tra, khảo sát, diện tích mặt hồ gần 60 km2, thuộc địa bàn Quảng Khuê, Đắk Som, Đắk Plao - huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Lộc Lâm, Lộc Phú – huyện Bảo Lâm, Tân Thanh - huyện Lâm Hà, Đinh Trang Thượng – huyện Di Linh (Lâm Đồng) để lên phương án đền bù, giải toả. Lúc này đa số hộ dân đều có suy nghĩ để tạo điều kiện cho công trình sớm được triển khai, nên họ sẵn

Làm rõ việc các cán bộ đánh bạc ở TAND huyện Lâm Hà

( PLTPHCM, 23/02/2012) Gần đây, nhiều người bàn tán về việc một số cán bộ đánh bạc tại trụ sở TAND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Theo tường trình của những người trong cuộc, tối 17-1, một bảo vệ TAND huyện Lâm Hà có làm mâm cơm chia tay bạn bè để về quê đón tết cùng gia đình. Có 12 người tham gia, sau khi uống hết rượu, một số người gầy sòng đánh bạc để gom tiền mua bia uống. Trong đó có ông Nguyễn Ánh Dương (cán bộ Công an huyện Lâm Hà), ông Dương Quang Sơn (cán bộ Hạt Kiểm lâm), ông Đặng Văn Long (cán bộ VKSND huyện Lâm Hà), ông Trần Quốc Việt (cán bộ Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề). Đến 19 giờ cùng ngày, ông Phạm Văn Bắc, Chánh án TAND huyện Lâm Hà, ghé qua trụ sở thấy nhóm người trên đang tụ tập đánh bạc, nên yêu cầu giải tán. Cùng lúc, công an ập vào bắt quả tang, lập biên bản. Ông Kiều Văn Lân, Trưởng Công an huyện Lâm Hà, cho biết sau khi nhận được tin báo từ người dân, ông đã chỉ đạo lực lượng đến hiện trường để xử lý. Qua đó, thu giữ tang vật gồm một bộ

KHU DI TÍCH QUỐC GIA - HỒ XUÂN HƯƠNG (ĐÀ LẠT) LẠI KÊU CỨU!

Hình ảnh
Trong những năm gần đây, hồ Xuân Hương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính quyền địa phương và các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp “ cứu ” hồ Xuân Hương, tuy nhiên đến nay chưa có giải pháp nào hữu hiệu. Trong những ngày qua, du khách đến du xuân Đà Lạt không khỏi lắc đầu ngao ngán khi chứng kiến tại thắng cảnh quốc gia hồ Xuân Hương, cá, ốc chết trôi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối. Hồ Xuân Hương, thắng cảnh đẹp nổi tiếng tại thành phố du lịch Đà Lạt và là cảnh quan thiên nhiên đầu tiên ở Lâm Đồng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Hồ Xuân Hương có chu vi hơn 7 km và diện tích mặt nước là 38 ha. Đây là một công trình nhân tạo có lịch sử hình thành từ khi người Pháp bắt tay vào xây dựng Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX. Thắng cảnh này không chỉ có ý nghĩa sinh thái, môi trường mà còn là công trình độc đáo vì ở Việt Nam ít có địa phương nào có hồ nước nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển như thành phố Đà Lạt. Chính vì vậy, hồ Xuân Hương được xem như là “hòn

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI – NHÌN TỪ XÃ ĐIỂM TÂN HỘI

Hình ảnh
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng đã có những bước chuyển tích cực , đã khẳng định xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng, làm chuyển biến mạnh mẽ nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đến đời sống người dân ở nông thôn. Phải nói rằng để góp phần trong thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của “chủ thể” là người dân nông thôn. Cùng với Tân Hội, tỉnh Lâm Đồng cũng chọn 11 xã ở các huyện, thành để thí điểm xây dựng NTM, 41 xã ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010 đến năm 2015 và mở rộng triển khai ở tất cả các xã còn lại trong tỉnh. Trong số các xã ưu tiên đầu tư có 2 xã đã đạt từ 14 tiêu chí trở lên; 4 xã đạt từ 10 - 11 tiêu chí; 8 xã đạt 8 - 9 tiêu chí; 20 xã đạt 5 - 7 tiêu chí; 7 xã dưới 5 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã và đến năm 2020 có 84% số xã trong tỉnh đạt tiêu chí NTM. * Thành công bước đầu… Về xã Tân Hội hôm nay, ai cũng cảm nhận được sự thay đổi diện mạo nông thôn ở đây so với mấy năm trước. Toàn bộ đường thôn được c

HEIFER – MỘT DỰ ÁN HIỆU QUẢ

Hình ảnh
Có những người như anh Tuấn, anh Thuỷ, chị Nguyệt …bao năm đầu tắt mặt tối với rẫy cà phê nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám riết gia đình anh, chị như là số phận. Âý vậy mà từ khi “Tổ chức phát triển công đồng dựa trên các giá trị của Heifer” triển khai Dự án nuôi bò ở xã Gia Lâm (Lâm Hà – Lâm Đông) đã mở ra cho các hộ dân nghèo này cơ hội thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Heifer là một dự án với các tiêu chí dựa trên 12 điều cơ bản là các giá trị cần thiết cho sự thành công của dự án, giúp cho các Nhóm cộng đồng cùng sống và làm việc hòa hợp, mang lại cho họ phẩm giá, tinh thần tự lực và hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, thay đổi tích cực về nhận thức, về động cơ và hành vi của từng cá nhân của mối quan hệ cộng đồng nông dân nghèo. Dự án thực hiện dựa trên 12 điều cơ bản, đó là: chuyển giao tặng phẩm; trách nhiệm quản lý dự án; san sẻ và chăm lo; bền vững và tự túc; cải tiến công tác chăn nuôi; dinh dưỡng và lợi nhuận; quan tâm g

Ông thợ rèn - “cha đẻ” máy tách vỏ cà phê

Hình ảnh
Trong một chuyến công tác tìm tư liệu để viết bài về nghề rèn, Chúng tìm đến ông thợ rèn Trương Diên Tỵ (58 tưổi) tại xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau một hồi trò chuyện, chúng tôi hết sức bất ngờ khi được biết chính ông là “cha đẻ” của chiếc máy tách vỏ cả phê mà hiện nay có mặt trên mọi miền đất nước.. * Từ anh thợ rèn… “Chú cứ hỏi bất cứ ai ở cái xã này, từ già đến trẻ họ đều biết ông Trương Diên Tỵ đấy, vì ông ấy là người đầu tiên sáng chế ra máy tách vỏ cà phê mà… Đó là người đã làm ra nhiều cái rất hay khiến ai cũng phải thán phục!..” – Đó là khẳng  ông Hà Phước Ta, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường với chúng tôi. Để kiểm chứng thông tin trên chúng tôi đã hỏi thêm nhiều người lớn tuổi khác ở xã Xuân Trường, tất cả đều khẳng định ông Trương Diên Tỵ chính là người đầu tiên đã sáng chế ra máy tách vỏ cà phê vào những năm sau giải phóng. Cuộc đời của ông Trương Diên Tỵ đã gắn liền với nghề rèn gia truyền từ nhỏ. Quê gốc ông vốn ở làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện