Lâm Đồng: Vụ thầy giáo tác học trò - 5 năm đi tìm công lý

Sau 5 năm từ ngày thua kiện trước tòa lao động sơ thẩm lẫn phúc thẩm, thầy giáo Tánh theo học Nghiệp vụ Luật sư tại Học viện tư pháp Hà Nội. Đến ngày nay thầy Tánh chính thức trở thành luật sư. Việc đầu tiên “Thầy cải” nầy thực hiện là đòi lại công lý cho chính mình. Theo kháng nghị của Viện KSND tối cao, hành vi đánh học sinh của thầy giáo chưa đến mức phải sa thải và đề nghị tòa lao động TAND tối cao đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng lẫn sơ thẩm của TAND TP Đà Lạt.
* Cái tát…nát sự nghiệp.
Ngày 31 tháng 12 năm 2004, Ông Lê Ngọc sử Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Bán công Nguyễn Du ký hợp đồng làm việc số 56 với ông Lê Cao Tánh, có thời hạn không xác định. Sáng 12-12-2006, học sinh Nguyễn Hòang Minh Trí (10B2) vô cớ xúc phạm ông Tánh và bị ông Tánh tai chảy máu mũi. Ngày 14/12/2006, Hiệu trưởng Trường bán công Nguyễn Du ra quyết định số 01/QĐ-KL tạm đình chỉ công tác đối với ông Tánh. Ngày 23/12/2006, trường bán công Nguyễn Du có tờ trình số 87/TT-ND đề nghị Sở Gíao dục đào tạo tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với ông Tánh. Ngày 23/01/2007, Sở Gíao dục đào tạo tỉnh Lâm Đồng có công văn số 93/SGD&ĐT-TCCB yêu cầu Hiệu trưởng Trường bán công Nguyễn Du sa thải ông Tánh từ ngày 01/02/2007, đến ngày 06/02/2007, Hiệu trưởng Trường bán công Nguyễn Du ra quyết định số 03/QĐ-KL về việc sa thải giáo viên đối với ông Tánh kể từ ngày 01/02/2007. Ông Lê Cao Tánh không đồng ý với quyết định trên vá có đơn khiếu nại, nhưng tại văn bản số 64/CV-ND ngày 15/10/2007, Hiệu trưởng Trường bán công Nguyễn Du không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của ông Tánh. Đến ngày 25/07/2007, ông Lê Cao Tánh có đơn khởi kiện vụ án lao động ra Toà án nhân dân thành phố Đà Lạt.
* Phiên tòa nghiệt ngã…
Ông Lê Cao Tánh là người lao động, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn và Trường bán công Nguyễn Du – một đơn vị sự nghiệp có thu là người sử dụng lao động. Tại điểm a Điều 33 Quyết định 23/2000/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Điều lệ ngày 11/7/2000 của Bộ Giao1 dục và đào tạo quy định: “cấm giáo viên có những hành vi: a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp”. theo quy định trên, việc ông Lê Cao Tánh đánh học sinh là vi phạm kỷ luật lao động. Tại khoảng 2 Điều 2 Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức quy định: “Đối với những người làm việc theo hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước khi vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của Bộ luật lao động”. Như vậy khi xử lý kỷ luật lao động đối với ông Tánh Trường bán công Nguyễn Du đã áp dụng các quy định của Bộ luật lao động là đúng pháp luật. Tuy nhiên, về mức độ phạm lỗi kỷ luật lao động của những người “cầm cân nãy mục dành cho ông Tánh lại áp dụng không theo luật? Vì tại khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động năm 1995 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006) quy định Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: “Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết”. Như vậy, theo quy định trên, hành vi đánh học trò của ông Lê Cao Tánh chỉ có thể xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương, hay chuyển công việc khác trong thời hạn tối đa sáu tháng. Tuy nhiên, không biết dựa vào đâu mà tòa phúc thẩm (TAND tỉnh Lâm Đồng) lẫn sơ thẩm (TAND TP Đà Lạt) đều “xử”: Trường Nguyễn Du thắng kiện, thầy Tánh phải chấp hành quyết định sa thải của Trường này.
 * Khi công lý được bảo vệ.
Sau 5 năm oán oan ức khi thua kiện trước tòa lao động sơ thẩm lẫn phúc thẩm, thầy giáo Tánh theo học Nghiệp vụ Luật sư tại Học viện tư pháp Hà Nội. Đến ngày 1/8/2010 ông Tánh chính thức được Liên Đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư và trở thành luật sư. Nay ông Tánh làm “thầy cải”, hiện đang là Trưởng Văn phòng Luật sư Bá Tánh – số 54 Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Việc đầu tiên “Thầy cải” nầy thực hiện là đòi lại công lý cho chính mình. Ông Lê Cao Tánh đã làm đơn yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm đối với 2 bản án trên. Yêu cầu ấy nay được chấp nhận. Ngày 22 tháng 7 năm 2011, thầy nhận được Quyết định kháng nghị số 17/QĐ-KNGĐT-V12 của Viện KSND tối cao. Theo đó Quyết định trên huỷ cả 2 bản án của Toà Sơ thẩm và Toà phúc thẩm. Quyết định này nhận định: hành vi đánh học sinh của thầy giáo bị sa thải chỉ có thể xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương, hay chuyển công việc khác trong thời hạn tối đa sáu tháng. Mọi việc sẽ có hồi kết sau khi tòa lao động TAND tối cao đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm. Vấn đề mà dư luận thành phố Đà Lạt đặt ra là liệu thầy Tánh không trở thành luật sư thì vụ án có bị chìm xuồng hay không? Và những người “cầm cân, nảy mực” của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng vì yếu kém về chuyên môn hay vì một lý do gì khác mà “xử’ như vậy?. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến quý bạn đọc sau khi tòa lao động TAND tối cao đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm.
Sáng 12-12-2006, học sinh Nguyễn Hòang Minh Trí (10B2) vô cớ văng tục, chửi thề thầy giáo bộ môn giáo dục công dân Lê Cao Tánh rằng: “Tánh, Tánh. Đ. m mày sao tao kêu mà mày không đứng lại. Đ. m thằng mất dạy”. Thầy Tánh đưa học sinh này về phòng giám thị của trường và hỏi: Biết tội gì chưa? Học sinh trả lời: Chưa. Thầy hỏi tiếp: Vừa rồi cậu chửi ai? Học sinh trả lời: Chửi thằng bạn. Thầy Tánh đứng dậy bước ra khỏi bàn và hỏi tiếp: Thằng bạn đó ở đâu? Trí nói: Nó ở Trại Mát. Thầy Tánh hỏi tiếp: Ơ Trại Mát mà nghe được à? Sao chửi nó. Trí nói: Nó mượn tiền không trả”…. Những điều vô lý này đã làm thầy Tánh không giữ được bình tỉnh và tát Trí mấy bạt tai làm cho Trí chảy máu mũi. (Trại Mát cách Trườmg THPT BC Nguyễn Du cả chục cây số). Sự cố này dẫn đến việc hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du sa thải thầy giáo Tánh.
Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"