Bài đăng

Lâm Đồng: Thừa lệnh GĐSGD học sinh lớp 10 được “nhấc” lên..... lớp 12

Hình ảnh
Bị lưu ban 2 năm lớp 10 ở một trường vì học lực yếu, không đủ điều kiện để lên lớp, thế nhưng khi chuyển sang một trường khác, học sinh này bỗng nhiên được "nhấc thẳng" vào học lớp 11, sự việc bị vỡ lở,  sau khi đình chỉ một năm học, "thừa lệnh" của Giám đốc Sở Giáo giục và Đào tạo Lâm Đồng (Sở GD&ĐT Lâm Đồng), học sinh này đã được "giải quyết" cho lên học tiếp lớp 12. Bà Lê Thái Loan (trái) - Phó Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Lâm Đồng và ông Huỳnh Quang Long (phải) -    Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT Lâm Đồng Theo phản ánh, học sinh Kiều Tiến Dũng mặc dù đang bị lưu ban 2 năm lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Đức Trọng) vì học lực yếu, không đủ điều kiện để lên lớp, thế nhưng thay vì phải học lại lớp 10 theo quy định, khi được gia đình xin chuyển sang Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Đức Trọng, học sinh này đã được Trung tâm nhận "thẳng" vào học lớp 11. Sự việc chỉ bị "vỡ lở" s

Phiên tòa độc nhất vô nhị xử vụ cắn “của quý” giá 100 triệu đồng

Hình ảnh
Ở miền Tây thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện khó tin, cười ra nước mắt, như trước đây ông Sáu Lèo đánh cờ độ một ván 5 tỉ đồng, rồi bà Hồng Ly “đại náo” trụ sở UBND tỉnh... Mới đây lại có một chuyện “bi hài” không kém: Một “đại gia Hai Lúa” trong lúc ăn nhậu đã nổi hứng thách thức một chị phụ nữ đáng tuổi con cháu mình nếu dám… cắn “của quý” của ông ta thì ông này sẽ trả 100 triệu đồng. Chị phụ nữ cắn thật, nhưng “đại gia Hai Lúa” lại quỵt tiền, quay ngược lại tố cáo chị ta “cố ý gây thương tích”, còn chị nọ kiện ông ta ra tòa đòi trả 100 triệu đồng. Buổi nhậu nhớ đời Xã Mỹ Thành Bắc là vùng quê chuyên trồng lúa lâu nay được đánh giá là xã vùng sâu, vùng xa nghèo khó của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhưng ông T.T.H (sinh năm 1949, cán bộ Hội Cựu chiến binh ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc) thì nổi tiếng là một đại gia xứ lúa khi có trong tay hơn 700.000m2 ruộng, nhà cao cửa rộng và thường tổ chức ăn nhậu tưng bừng. Còn bà N.T.L (sinh năm 1975) cũng có “của ăn của để” với nghề kinh doanh t

Lâm Đồng: Theo VietGAP lúa năng suất cao

Hình ảnh
( Dân Việt) - Năm 2012, thực hiện chủ trương của Bộ NNPTNT về việc phát triển “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa”, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP. Bước đầu cho thấy, sản xuất lúa theo quy trình này là hướng đi đúng để nông dân nâng cao giá trị cây lúa. Năng suất tăng, chi phí giảm Nông dân Cát Tiên thu hoạch lúa VietGAP . Hai mô hình trình diễn cánh đồng mẫu theo hướng VietGAP được tỉnh Lâm Đồng triển khai tại xã An Nhơn (huyện Đạ Tẻh) và xã Tư Nghĩa (huyện Cát Tiên) với hơn 70ha lúa của 170 hộ nông dân tham gia dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật cũng như hỗ trợ đầu tư của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng. Kết quả, tại xã Tư Nghĩa năng suất lúa mô hình đạt bình quân 65 tạ/ha/vụ (năng suất lúa bình quân của cả xã trong cùng khu vực vào khoảng 52,53 tạ/ha/vụ), tại xã An Nhơn đạt 70 tạ/ha/vụ (năng suất lúa bình quân của xã khoảng 47 tạ/ha/vụ). Nhờ đạt năng suất cao hơn và chi phí đầu tư sản xuất thấ

Kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng nông sản nhập khẩu

Hình ảnh
Chưa kịp mừng vì gà loại thải nhập lậu "tạm lắng", thì những ngày gần đây, dư luận xã hội lại lần nữa "giật mình" vì cơ quan chức năng TP Ðà Lạt (Lâm Ðồng) đã thu giữ và buộc tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc do có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chlopyrifos cao gấp 16 lần mức cho phép của Bộ Y tế.                               Phân loại khoai tây Trung Quốc tại chợ nông sản Đà Lạt. Tiếp đến là chuyện gừng nhập khẩu nhiễm độc, cá tầm nhập lậu không qua kiểm dịch... và mới đây nhất, ngày 22-6, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh quyết định tiêu hủy lô hàng 900 kg thịt lợn sữa nhiễm khuẩn (mặc dù đã được cấp phép kiểm dịch). Rồi những vụ bơm nước vào thịt gia súc sau khi giết mổ,... Liên tục, liên tục những vụ việc được phanh phui, cho thấy tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm và thủy sản, khiến người tiêu dùng thật sự hoang mang, lo ngại. Ðể "trấn an" người tiêu dùng, các cơ q

Mới, lạ trang trại cà phê Chồn giữa TP Hoa Đà Lạt

Hình ảnh
Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu về giá trị của cà phê chồn và thương hiệu cà phê Moka Đà Lạt, Ông Nguyễn Quốc Minh, từ TPHCM đã quyết định lên Đà Lạt đầu tư 42 tỷ đồng vốn xây dựng Trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn   Vào một ngày cuối tháng 5 trong cái se lạnh của mùa hạ Đà Lạt, tôi cùng nhóm bạn đồng nghiệp ghé thăm trang trại cà phê của ông Nguyễn Quốc Minh tại số 135E Hoàng Hoa Thám, P10, TP.Đà Lạt. Ngồi nhâm nhi ly cà phê chồn thứ thiệt nghe ông chủ Nguyễn Quốc Minh kể về huyền thoại cà phê chồn cũng như ấp ủ hình thành trang trại của mình. Từ huyền thoại cà phê chồn… Ông Minh (bưng đĩa caphe) đang cho chồn ăn Truyền thuyết cà phê chồn từng được lưu truyền trong dân gian. Khoảng nửa đầu thế kỷ 20, miền cao nguyên còn thưa thớt dân cư và những đồn điền cà phê vẫn nằm xen kẽ với những cánh rừng bạt ngàn, vốn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có chồn. Hàng năm, cứ vào mùa cà phê từ tháng 8 đến t

Lâm Đồng: Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26 của Chính phủ

Hình ảnh
Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT – TTg của Hội nông dân các cấp, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Với tốc độ phát triển đô thị hoá ngày càng nhanh, nhiều khu đô thị mới được chỉnh trang và mở rộng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang từng bước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết. Trong đó, tình hình khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người, vượt cấp mà số đông là nông dân đã trở thành vấn đề bức xúc, có lúc, có nơi đã trở thành điểm nóng, phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Bên cạnh đó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương là việc khiếu nại, tranh chấp đòi lại đất cũ của dòng họ, ông bà để lại hoặc đòi lại tiền công khai phá trên đất cũ, nay Nhà nước đã giao cho tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng trong quá trình thực h

Lâm Đồng: Tiếp tục đẫy mạnh phát triển Nông nghiệp công nghệ cao

Hình ảnh
Trong những năm qua, thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nhằm “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển giao các tiến bộ KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp”. Đặc biệt là chương trình Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) làm tăng giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, một đơn vị sản phẩm, góp phần không nhỏ vào quá trình thay đổi diện mạo của nông thôn toàn tỉnh. Đ/c Tổng bi thư thăm mô hình sản xuất rau công nghệ cao tại Đà Lạt Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020” theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng(khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ