Bài đăng

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI – NHÌN TỪ XÃ ĐIỂM TÂN HỘI

Hình ảnh
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng đã có những bước chuyển tích cực , đã khẳng định xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng, làm chuyển biến mạnh mẽ nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đến đời sống người dân ở nông thôn. Phải nói rằng để góp phần trong thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của “chủ thể” là người dân nông thôn. Cùng với Tân Hội, tỉnh Lâm Đồng cũng chọn 11 xã ở các huyện, thành để thí điểm xây dựng NTM, 41 xã ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010 đến năm 2015 và mở rộng triển khai ở tất cả các xã còn lại trong tỉnh. Trong số các xã ưu tiên đầu tư có 2 xã đã đạt từ 14 tiêu chí trở lên; 4 xã đạt từ 10 - 11 tiêu chí; 8 xã đạt 8 - 9 tiêu chí; 20 xã đạt 5 - 7 tiêu chí; 7 xã dưới 5 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã và đến năm 2020 có 84% số xã trong tỉnh đạt tiêu chí NTM. * Thành công bước đầu… Về xã Tân Hội hôm nay, ai cũng cảm nhận được sự thay đổi diện mạo nông thôn ở đây so với mấy năm trước. Toàn bộ đường thôn được c

HEIFER – MỘT DỰ ÁN HIỆU QUẢ

Hình ảnh
Có những người như anh Tuấn, anh Thuỷ, chị Nguyệt …bao năm đầu tắt mặt tối với rẫy cà phê nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám riết gia đình anh, chị như là số phận. Âý vậy mà từ khi “Tổ chức phát triển công đồng dựa trên các giá trị của Heifer” triển khai Dự án nuôi bò ở xã Gia Lâm (Lâm Hà – Lâm Đông) đã mở ra cho các hộ dân nghèo này cơ hội thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Heifer là một dự án với các tiêu chí dựa trên 12 điều cơ bản là các giá trị cần thiết cho sự thành công của dự án, giúp cho các Nhóm cộng đồng cùng sống và làm việc hòa hợp, mang lại cho họ phẩm giá, tinh thần tự lực và hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, thay đổi tích cực về nhận thức, về động cơ và hành vi của từng cá nhân của mối quan hệ cộng đồng nông dân nghèo. Dự án thực hiện dựa trên 12 điều cơ bản, đó là: chuyển giao tặng phẩm; trách nhiệm quản lý dự án; san sẻ và chăm lo; bền vững và tự túc; cải tiến công tác chăn nuôi; dinh dưỡng và lợi nhuận; quan tâm g

Ông thợ rèn - “cha đẻ” máy tách vỏ cà phê

Hình ảnh
Trong một chuyến công tác tìm tư liệu để viết bài về nghề rèn, Chúng tìm đến ông thợ rèn Trương Diên Tỵ (58 tưổi) tại xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau một hồi trò chuyện, chúng tôi hết sức bất ngờ khi được biết chính ông là “cha đẻ” của chiếc máy tách vỏ cả phê mà hiện nay có mặt trên mọi miền đất nước.. * Từ anh thợ rèn… “Chú cứ hỏi bất cứ ai ở cái xã này, từ già đến trẻ họ đều biết ông Trương Diên Tỵ đấy, vì ông ấy là người đầu tiên sáng chế ra máy tách vỏ cà phê mà… Đó là người đã làm ra nhiều cái rất hay khiến ai cũng phải thán phục!..” – Đó là khẳng  ông Hà Phước Ta, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường với chúng tôi. Để kiểm chứng thông tin trên chúng tôi đã hỏi thêm nhiều người lớn tuổi khác ở xã Xuân Trường, tất cả đều khẳng định ông Trương Diên Tỵ chính là người đầu tiên đã sáng chế ra máy tách vỏ cà phê vào những năm sau giải phóng. Cuộc đời của ông Trương Diên Tỵ đã gắn liền với nghề rèn gia truyền từ nhỏ. Quê gốc ông vốn ở làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện

Lâm Đồng: Thay đổi chủ trương bồi thường, dân chưa thông

Hình ảnh
QĐND - Dự án sửa chữa, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 20, đoạn qua thị trấn Mađagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được khởi công xây dựng vào tháng 12-2009, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11-2010. Để thi công dự án, 37.862m2 đất của 412 hộ dân ở thị trấn Mađagui bị thu hồi và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho ngành chức năng địa phương thực hiện lập hồ sơ, thủ tục để tiến hành bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, với tổng số tiền lên đến 22,4 tỷ đồng. Số tiền này do Công ty 7/5 - đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả cho người dân.   Văn bản “đá” nhau … Để triển khai dự án này, từ tháng 2-2009 đến tháng 4-2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành công văn số 787, ngày 12-2-2009; công văn số 3929, ngày 9-6-2009 và công văn số 1831, ngày 18-4-2011, với nội dung chỉ đạo các ngành chức năng xúc tiến việc triển khai bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất bị thu hồi của 412 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án trên. Trong công văn số 1831, ngày 18-4-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng đ

Xung quanh vụ án ở Trường THPT Bán công Nguyễn Du, Lâm Đồng Cần xem xét lại quyết định buộc thôi việc đối với giáo viên

Hình ảnh
QĐND - Sau 5 năm đi tìm công lý, mới đây thầy giáo Lê Cao Tánh, đã được TAND tối cao minh oan bằng việc ra quyết định giám đốc thẩm yêu cầu hủy bản án sơ thẩm của TAND thành phố Đà Lạt và bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng tuyên trước đó và xét xử lại vụ án “Tranh chấp kỷ luật sa thải” giữa ông Lê Cao Tánh và Trường THPT Bán công Nguyễn Du, Đà Lạt. Ngày 31-12-2004, ông Lê Ngọc Sử, Hiệu trưởng Trường THPT Bán công Nguyễn Du, ký hợp đồng làm việc số 56 có thời hạn không xác định với ông Lê Cao Tánh. Sau hai năm công tác yên ổn tại trường, sáng 12-12-2006, học sinh Nguyễn Hoàng Minh Trí, Lớp 10B2 đã vô cớ xúc phạm ông Lê Cao Tánh. Ông Tánh đưa học sinh này về phòng giám thị của trường và hỏi lý do thì được học sinh này trả lời là chửi một người bạn nào đó ở Trại Mát, cách trường khoảng 10km vì người bạn này vay tiền không trả... Nghe học trò giải thích quanh quẩn, ông Tánh đã không giữ được bình tĩnh và tát Trí mấy cái vào mặt làm cho Trí chảy máu mũi. Vài ngày sau, ông Lê C

Hồ Xuân Hương lại “lâm bệnh”

Hình ảnh
Hồ Xuân Hương là thắng cảnh nổi tiếng của TP Đà Lạt, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hồ xuân Hương đang bị ô nhiễm trầm trọng Nhưng trong những năm gần đây, nước trong hồ thường bị nổi váng xanh và bốc mùi hôi thối. Chính quyền địa phương đã áp dụng rất nhiều biện pháp để khắc phục, thậm chí năm 2010 còn cho nạo vét hồ nhưng vẫn không trị được tận gốc. Và từ giữa tháng 10 đến nay, “căn bệnh cũ” này lại đang tái diễn. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là tảo lam (một loài tảo độc) phát triển quá mức do nước hồ bị ô nhiễm. Mỗi khi có nắng, hiện tượng quang hợp diễn ra thì mặt nước hồ chuyển sang màu xanh rêu, còn mùi hôi thối là do tảo bị phân hủy. “Hồ Xuân Hương ô nhiễm chủ yếu do nước thải từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản đều đổ trực tiếp ra hồ mà không qua xử lý” - ThS Lâm Ngọc Tuấn (ĐH Đà Lạt) nhận định. Hồ Xuân Hương có chu vi hơn 7 km và diện tích mặt nước là 38 ha. Đây là một công trình nhân tạo, được hì

Chuyển hai du khách bị nạn ở Đà Lạt về TP.HCM

Hình ảnh
(PL)- Sáng 25-9, BV Đa khoa Lâm Đồng đã chuyển hai bệnh nhân người Úc gặp nạn ở Khu du lịch thác Đatanla về BV Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục cứu chữa. Một người bị chấn thương cột sống vùng ngực, gãy xương đòn; người kia bị chấn thương đầu, gãy xương cánh tay, xương sườn. Bốn bệnh nhân còn lại đã được điều trị và xuất viện. Ông Phùng Quý Ngọc, Giám đốc Công ty Du lịch Lâm Đồng, cho biết công ty cùng với bệnh viện và các cơ quan chức năng ở Lâm Đồng đã chuyển thi thể du khách Ignatius Adri Aristiono (nam, 28 tuổi, người Indonesia) về TP.HCM để phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết. Như đã thông tin, chiều 24-9, cây cổ thụ có đường kính khoảng 60 cm trong khu du lịch thác Đatanla (TP Đà Lạt) bất ngờ bật gốc, đè sập một phần nhà chờ máng trượt làm bảy du khách nước ngoài gặp nạn. CAO DIÊN