Bài đăng

Hai sắc hoa Tigon

Hình ảnh
T.T.Kh là một câu chuyện chưa từng có trong lịch sử văn chương. Đó là câu chuyện về một thi sĩ bí ẩn bỗng nhiên tung lên thi đàn mấy bài thơ tình tuyệt tác làm ngẩn ngơ độc giả rồi lặng lẽ biến mất trong cái bàng hoàng sửng sốt của người yêu thơ.   Có thể nhiều bạn đọc đã biết, đã thuộc làu thơ T.T.Kh nhưng vẫn có một số người khác chưa nắm rõ câu chuyện như thế nào. Vì thế, trước khi bước vào phân tích lý giải, chúng tôi xin dẫn lại toàn bộ câu chuyện này một cách có hệ thống. Câu chuyện T.T.Kh bắt đầu vào tháng 7/1937, khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn mang tên Hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu. Nội dung truyện ngắn được tóm tắt như sau:   Hai Sắc Hoa Tigôn Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của ký giả Thanh Châu . Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ. Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"

Hình ảnh
Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người - Ấy thế mà khi tác giả Nguyễn Trung Kiên đã chọn "đôi dép " làm hình tượng nghệ thuật trung tâm để bày tỏ ý nghĩa về tình cảm đôi lứa làm cho người đọc phãi giật mình. Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ. Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gồng gánh những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau. Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia." Đôi dép là vật vô tri vô giác không hề yêu nhau mà còn biết  “chung thủy”  với nhau như thế, thì phải chăng tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta – những cặp "tình yêu" đã yêu thương  nhau, gắn bó bên nhau, thì dù có gian khổ,

Từ môc bảng triều Nguyễn - Hé lộ nguyên nhân vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định năm 1833

Hình ảnh
Mộc bản triều Nguyễn là tài liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu của nhân loại và được đưa vào chương trình “Ký ức thế giới”. Đây là khối tài liệu quý giá và có tính chính xác về lịch sử đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng). Trong rất nhiều vấn đề mà khối tài liệu này hàm chứa, có nội dung về việc vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Gia Định, mà người ta vẫn thường gọi Sài Gòn – Gia Định (nay thuộc quận Bình Thạnh – Tp. HCM) là cái tên đã trở nên thân quen với nhiều người Việt Nam nói chung và các thế hệ người Nam Bộ nói riêng. Tuy nhiên, để đi đến tên gọi Gia Định thì vùng đất này cũng trải qua rất nhiều biến cố về tên gọi. Chúng ta hãy quay ngược lịch sử về năm 1833 để thấy được vì sao Minh Mạng (vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn) lại cho gọi lại cái tên Gia Định. Ngược lại lịch sử để thấy tên gọi Gia Định cũng trải qua nhiều biến cố. Năm 1779, sau khi đánh lấy lại vùng đất Gia Định từ

Đến Đà Lạt - Nhặt hoa rơi ....Thấy lòng buồn không bến bờ!

Hình ảnh
(Cadn.com.vn) - Nhắc đến Đà Lạt là nhắc đến xứ sở của sương mù, thành phố của ngàn hoa, thành phố của tình yêu..., là chốn dừng chân tuyệt vời cho lữ khách thập phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây có một điều dễ nhận thấy là nhiều danh thắng của Đà Lạt đang bị xâm hại nghiêm trọng. Đầu tiên hãy nhắc đến hồ Xuân Hương và hồ Than Thở. Đây là hai hồ nước nổi tiếng của Đà Lạt từng đi vào thơ ca, nhạc họa với những vần thơ nhẹ nhàng tinh tế và những nốt nhạc trầm bổng khiến bao người phải xuyến xao. Nhưng từ quá khứ đến hiện tại lại là một tỷ lệ nghịch khiến chúng ta phải giật mình. Hồ Xuân Hương là viên ngọc giữa TP Đà Lạt với một vẻ đẹp không thể tả hết bằng lời. Nhắc đến Đà Lạt là người ta nói ngay đến hồ Xuân Hương. Đơn giản vì nó là trái tim chi phối từng nhịp đập trong sự sống của thành phố. Hồ Xuân Hương - bị tảo lam đang tấn công! Ấy vâ

Cô gái bị cha nhốt suốt 3 tháng, chính quyền nói gì?

Hình ảnh
Ông Nguyễn Công Thức, Chủ tịch UBND xã Tân Văn cho biết: “Qua sự việc trên, chính quyền địa phương cảm thấy rất đáng tiếc, đáng buồn... " Ông Nguyễn Công Thức, Chủ tịch UBND xã Tân Văn, huyện Lâm Hà cho biết: “Đây không phải lần đầu tiên Dung bị cha đẻ nhốt trong phòng kín. Ngày 23.8, qua thông tin phản ánh người thợ sắt được ông Hoàng Văn Minh thuê đến hàn “chuồng” nhốt con gái, xã đã lập đoàn đến vận động ông Minh đưa con gái đến Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà khám bệnh.  UBND xã cũng làm biên bản bàn giao cô Dung cho ông Minh tiếp tục chăm sóc, buộc ông cam kết không tái phạm và phải thả tự do cho con, nhưng ông Minh vẫn tiếp tục nhốt con vào “chuồng”. Ngày 22.10, một lần nữa UBND xã phối hợp với UBND huyện Lâm Hà thành lập đoàn cán bộ đến can thiệp, Dung lần thứ 2 và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà khám bệnh nhưng cũng chỉ được được khám sức khỏe như lần trước. Khi chúng tôi đặt vấn đề với cán bộ y tế liệu cô gái này có bị xâm hại thì cán bộ này cho rằng, Trung

Cô gái ở Lâm Đồng lại bị cha nhốt vào "chiến lũy"

Hình ảnh
Trưa ngày 22.10, sau khi các đoàn thể huyện Lâm Hà ra về, ông Minh vứt bỏ hết thực phẩm, vật dụng mà trước đó đoàn tặng và tiếp tục nhốt chị Dung vào “nhà tù bất đắc dĩ”.                                           "Nhà tù bất đắc dĩ" của chị Dung Để có những thông tin toàn diện về vụ việc, lúc 7 giờ sáng ngày 25.10, chúng tôi đã về lại thôn Tân Lợi, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng để tìm hiểu thực hư vụ việc. Qua quan sát thấy có một điều kỳ lạ là căn nhà của ông Hoàng Văn Minh cửa vẫn đóng. Đem thắc mắc hỏi Bà Nguyễn Thị Thu Trâm, hàng xóm của ông Minh, bà cho biết: “Hơn ba tháng nay từ ngày cháu Dung thoát ra ngoài, chạy được vài trăm mét thì bị ông Minh bắt lại. Nhiều đêm nghe tiếng Dung gào khóc thảm thương, một số hàng xóm kéo đến nhưng không thể vào vì ông Minh khóa cổng, hung hăng đuổi đánh họ.Từ đó, người dân ít thấy cháu Dung xuất hiện, và căn nhà ông Minh luôn luôn kín cửa”. Nhưng những câu chuyện mà người dân quan tâm, bàn tán là nhiều người