Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"

Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người - Ấy thế mà khi tác giả Nguyễn Trung Kiên đã chọn "đôi dép" làm hình tượng nghệ thuật trung tâm để bày tỏ ý nghĩa về tình cảm đôi lứa làm cho người đọc phãi giật mình.

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ.
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gồng gánh những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau.
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia."

Đôi dép là vật vô tri vô giác không hề yêu nhau mà còn biết “chung thủy” với nhau như thế, thì phải chăng tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta – những cặp "tình yêu" đã yêu thương  nhau, gắn bó bên nhau, thì dù có gian khổ, vất vả phải cùng nhau chia xẻ, đồng cam cộng khổ, có thủy có chung "dẫu vinh nhục không đi cùng người khác".

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

Nếu rủi thay, đến một thời điểm nào đó mà một chiếc dép bị hư, bị đứt và buộc phải thay thế bằng một chiếc khác để mang thì người mang vẫn cảm nhận được một sự “ngờ ngợ” nào đó, vẫn cảm thấy “sao sao” ấy, như là một sự lệch pha” trong lòng, không tả được. Tình yêu khác nào như thế! Nếu một khi nào đó, một trong hai người “ra đi”, thì người còn lại dù có tìm được người “thay thế”  thì trong lòng vẫn cảm thấy có một khoảng trống không có gì có thể lấp đầy được, vẫn cảm nhận rất rõ sự hụt hẫng, sự khập khiễng từ trong trái tim mình, trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.

Có một thú vị đến bất ngờ  khi đọc đến từ “nghiêng” trong câu thơ“Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía”. Phải chăng tác giả muốn nói “Nghiêng” ở đây không chỉ nói đến sự thiếu cân bằng của cơ thể khi đi hai chiếc dép cũ - mới khác nhau, mà “nghiêng” ở đây là tình cảm, là trái tim người còn ở lại cứ “nghiêng” về phía người đã ra đi - dẫu đã có người khác thay thế?!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.
Không thể thiếu nhau trên mọi bước đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái

Tác giả đã nhấn mạnh đến tình yêu đôi lứa và Đôi dép là tính ích kỉ, mà thực ra cũng là hệ quả tất yếu của sự kết hợp tương hỗ đã nêu ở trên. Cũng như giày dép, tình yêu không chấp nhận kẻ thứ ba, nó cũng chẳng mấy dễ dàng độ lượng với những "cái na ná tình yêu" với "người thay thế", dù đó là sự bù đắp tích cực, có lợi cho cả hai bên. Cần nói thêm, người ta chỉ ích kỉ bởi không thể chia sẻ tình yêu với kẻ thứ ba thôi, chứ con người khi yêu thường có xu hướng to lớn hơn về mặt tâm hồn.

Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau một bước đi chung.
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

Từ "Đôi dép" ở đầu tác phẩm chỉ đơn thuần là một khái niệm đồ vật. Sau đó, tác giả đã xé nó ra thành "hai chiếc", để phân tích mối quan hệ giữa chúng một cách tĩ mĩ, khéo léo. Ở cuối bài, sau bao nhiêu thăng trầm, thử thách khắt khe của số phận,  tác giả đã hợp nhất mối quan hệ này thành một chỉnh thể không thể phá vỡ, không thể tồn tại độc lập. Bởi nếu chỉ có một chiếc thì làm sao là dép được? Nó đòi hỏi sự hợp nhất, mà phải là sự hòa hợp kìa, không phải tùy tiện, "không giả dối", "không phản bội". Khi sự hòa hợp này mất đi, thì tình yêu cũng không còn… "Chỉ còn một là không còn gì hết".


C.D

Nhận xét

  1. Bài thơ viết về tình cảm vợ chồng. Lần đầu tiên tôi biết bài thơ này là khi ấy tôi được người yêu của mình đọc cho tôi nghe. Bài thơ này tác giả lấy đôi dép để tượng trưng cho một tình yêu chung thủy. “gánh vác, chia sẻ, chẳng rời nửa bước” đôi dép như thế và tình yêu cũng như thế yêu thương nhau và cùng nhau vượt qua những khó khăn, thăng trầm của cuộc sống, sống chết có nhau, như thế mới là tình yêu thực sự. 2 chiếc dép song hành nhau nếu mất 1 chiếc thì sao nhĩ? 2 chiếc dép song hành nếu mất 1 chiếc thì chiếc kia sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Nếu chúng ta thay đổi 1 chiếc dép khác dù cùng kiểu, cùng màu, cùng kích cỡ, cho dù giống nhau như đúc nhưng mọi thay thế đó sẽ trở nên khập khiễng. Cũng giống như trong tình yêu nếu 1 trong 2 người ra đi thì người ở lại cho dù thay thế người khác thì cuộc sống cũng sẽ chênh vênh, vấp ngã, chúng ta khó có thể quên đi người bạn đời trước đó.2 người giống nhau như đúc như lại là 2 chứ không thể là1. Nghe xong bài thơ tôi thầm hi vọng tôi và người yêu tôi cả 2 mãi mãi chỉ là 1 mà thôi giống như đôi dép trong bài thơ này. Thanks!a yêu đã tặng e bài thơ này, e rất hp khi có được a. I love you!!!

    Trả lờiXóa
  2. CHỌN NHẦM NGƯỜI THÌ CŨNG CÓ THỂ CHỌN LẠI ĐƯỢC MÀ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chọn nhầm không nói cho bạn bài thơ này nha bạn.

      Xóa
  3. Thú thật là làn đầu tiên Tôi được tiếp cận bài thơ này qua Blog của bạn. Đọc bài xong làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi đông ý với bạn ở chỗ “hạnh phúc không có chỗ đứng cho cái na ná là tình yêu mà chỉ tồn tại tình yêu thật sự”.
    Chính tôi đã dễ dàng chấp nhận cái “na ná như tình yêu” đó để rồi khi đã là vợ chồng chung sống với nhau rồi Tôi mới thấy trong lòng mình có sự hụt hẫng, một khoảng trống không có gì có thể lấp đầy được, trong lòng cứ chênh vênh, và Tôi đã bị “nghiêng” về phía người “thay thế” - Nhưng sự “thay thế” này mới là tình yêu thật sự bạn ạ.
    Theo bạn tôi phãi làm gì đây?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG