Bài đăng

Nhà tiên tri dỏm lừa tiền tỉ - hồi chuông cảnh báo cho người cả tin

Hình ảnh
Thi căn dặn vợ chồng ông Phú không được tiết lộ cho ai, giấu kỹ trong nhà, không được bán chiếc bình, nếu bán thì gia đình sẽ gặp nạn hoặc bị bệnh tật, chết chóc… Nạn nhân vì quá mê tín đã đẩy gia đình vào cảnh nợ nần, con cái ly tán, vợ chồng phải phiêu dạt làm thuê... Ngày 28-6, TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt Nguyễn Đình Thi 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Thi tự xưng là “nhà tiên tri” nhờ học mót được vài “chiêu” về xem tướng, bói toán để hành nghề... Phát hiện vợ chồng ông Phạm Văn Phú (52 tuổi) rất mê tín, Thi không quá khó khăn làm cho họ tin tưởng tuyệt đối vào mình. Sau vài lần “trổ tài”, thấy “cá đã cắn câu”, Thi nảy tà ý... “Bề trên” ban của Tháng 5-2011, Thi gọi điện báo cho vợ ông Phú biết mình nằm mơ thấy một luồng sáng chiếu vào gò đất trong vườn gia đình của bà rồi khẳng định trong vườn chắc chắn có... “của”. Thi sẽ xin “bề trên” đào lên cho gia đình. Bị mê hoặc, vợ chồng ông Phú liền mời Thi tới xem thực hư. Thi và

ĐÀ LẠT: TRỒNG HOA CHO FESTIVAL BỊ “XÙ” TIỀN?

Hình ảnh
Gần nửa năm, kể từ khi Festival hoa Đà Lạt lần thứ 4 năm 2012 kết thúc, nhưng đến nay, hàng chục xã viên của Hợp tác xã (HTX) Hiệp Lực, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã hợp đồng làm hoa cung cấp cho Festival hoa Đà Lạt năm 2012 vẫn chưa nhận được tiền. Vào tháng 10/2011, Công ty TNHH Đa Ha Ra Đà Lạt đã hợp đồng với HTX Hiệp Lực 20.000 giỏ hoa cúc trị giá 200 triệu đồng để cung cấp cho Ban tổ chức Festival hoa Đà Lạt năm 2012 trưng bày, triển lãm. Nhận được hợp đồng trên, để có hoa cúc chất lượng cao cung cấp cho Festival, nghĩ đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh làng hoa Thái Phiên với du khách gần xa nên ngay từ tháng 10/2011, hàng chục xã viên đã vội vã làm đất, chọn giống gieo trồng cúc. Tuy nhiên, niềm vui chưa trọn thì tai họa lại đổ xuống đầu những nông dân này, khi vừa trồng được ít ngày thì nước lũ đã cuốn trôi toàn bộ diện tích hoa nói trên. Ban chủ nhiệm HTX Hiệp Lực phải họp các xã viên thống nhất chuyển sang trồng cúc ở một địa điểm mới thuộc địa bàn phường 9, TP Đà Lạt khiế

Hiệu quả của Dự án “Thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp”

Hình ảnh
Dự án “Xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp” do Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được triển khai thực hiện tại phường 7 – Đà Lạt, bước đầu đem lại kết quả tích cực.   Không những giải quyết được vấn đề rác thải nông nghiêp – một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường mà chính quyền thành phố Đà Lạt lâu nay “đau đầu”, mà nó con là một “Nhà máy sản xuất phân” cho nông dân, và    hơn thế nữa là nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường. Thành phố Đà Lạt – một vùng sản xuất rau, hoa lớn của cả nước, hàng năm thải ra trên 100 ngàn tấn rác thải từ phế phẩm nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cứ sau những đợt mưa lũ, có hàng trăm, thậm chí cả ngàn tấn rác các loại từ thượng nguồn đổ dồn về khu di tích Quốc gia hồ Xuân Hương cũng như các bải rác tự phát. Vào mùa nắng, rác thải nông nghiệp được đổ khắp nơi bốc lên mùi hôi nồng nặc, rất khó chịu làm ản

SÂN GOLF – THỦ PHẠM CHÍNH GÂY Ô NHIỄM HỒ XUÂN HƯƠNG?

Hình ảnh
Trong những năm gần đây, Chính quyền tỉnh Lâm Đồng và các nhà khoa học đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và đưa ra nhiều giải pháp “cứu” hồ Xuân Hương, tuy nhiên đến nay chưa có giải pháp nào hữu hiệu. Ngày 4/4, tỉnh Lâm Đồng lại tổ chức hội thảo “Các giải pháp xử lý bền vững ô nhiễm hồ Xuân Hương”, và lần này với sự tham gia của gần 100 nhà khoa học đến từ các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, viện nghiên cứu, các trường đại học phía Nam nhưng hình như một lần nữa giải pháp “cứu” hồ Xuân Hương lại bất thành! * Sân Golf - thủ phạm chính gây ô nhiễm hồ Xuân Hương? Tại cuộc hội thảo, các nhà khoa học đều cho rằng, lượng rác thải đã chìm xuống lòng hồ và phân hủy thành chất hữu cơ, tạo môi trường phú dưỡng (lượng phốt-pho và ni-tơ cao), thuận lợi để nhiều loài sinh vật phát triển, nhất là tảo lam (Microcystis aeruginosa) thuộc nhóm vi khuẩn lam Cyanobacteria. Đây là loài tảo độc thuộc nhóm độc tố gan, có thể gây rối loạn tuần hoàn gan, sốt xuất huyết gan đối với động vật máu nóng và tạo các k

THỦY ĐIỆN CHẶN DÒNG – NÔNG DÂN “CHẾT KHÁT”

Hình ảnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng khẳng định Sông Đồng Nai cạn kiệt, ruộng đồng không có nước là do Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 tích nước để phục vụ vận hành nhà máy, đã khiến cho hàng ngàn ha lúa của hàng trăm nông dân ở ba huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng (Đạ Hoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên) – nơi được xem là vùng rốn lũ lâu nay đã kiệt quệ, với tổng mức thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.   Cánh đồng "chết" vì Thủy điện chặn dòng * Nhìn   dân “vật lộn” với hạn… Không tính đến các máy bơm nhỏ do người dân tự bơm để sản xuất thì trên địa bàn huyện Cát Tiên hiện có 4 trạm bơm lớn được xây dựng ở 4 xã để lấy nước từ sông Đồng Nai vào nội đồng phục vụ sản xuất, đó là Phước Cát 1, Phù Mỹ, Đức Phổ và trạm bơm Quảng Ngãi. Thế nhưng hiện nay cả 4 trạm bơm này đều bị “phơi vòi” do nước sông đã xuống dưới mực nước thiết kế tối thiểu của các trạm bơm hơn một mét. Theo số liệu của cơ quan chức năng, tại ba huyện phía nam, tính đến thời điểm này có hơn 4.000ha lúa và c

LÂM ĐỒNG: NHÀ NÔNG TRẮNG TAY VÌ RAU

Hình ảnh
Những ngày này, đến vùng trồng rau Đà Lạt, Đức Trong, Đơn Dương (Lâm Đồng), cảnh tượng dễ nhận thấy nhất là những đống rau nằm ngập tràn các lối đi. Mùi rau thối nồng nặc. Nhà nông đang lo sẽ rơi vào cảnh tay trắng, đầm đìa nợ nần. Ông Nguyễn Quốc Huy ở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương ngửa mặt lên trời: “Cà chua nhà tôi đã chín rục trên ruộng mà không thấy thương lái nào đến hỏi thăm. Giá mỗi kg cà chua từ 5.000 đồng tháng trước rớt hôm nay chỉ còn 300 đồng/kg nhưng không ai mua”. Giá này không đủ để trả tiền công thu hoạch vì vậy nhiều nhà vườn đành bỏ thối ngoài vườn! Nhiều nhà vườn đành  bỏ  rau  thối ngoài vườn! Ngồi trên vườn rau sắp trổ bông, chị Nguyễn Thị Thơ ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, ngao ngán nói: “hơn 3.000 của gia đình đang “trổ bông” ngoài vươn không bán được thì hỏi làm sao chúng tôi không đói được, giờ không có tiền để tái sản xuất”. Trong khi đó tại Đà Lạt, ông Nguyễn Văn Châu ở phường 8 cho biết sau 3 tháng chăm sóc thấy rau tươi tốt ai cũng mừng, nà

Lâm Đồng: Cây sầu riêng thành … "Sầu chung"!

Hình ảnh
Những ngày đầu tháng 11 vừa qua, nhiều hộ nông dân ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã phản ánh đến cơ quan báo chí về việc sầu riêng của họ do Công ty Phát triển công nghệ sinh học (Donatechno, thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) cung ứng giống đã và đang bị chết đứng hàng loạt trong vườn. Cây sầu riêng của Công ty thành cây …sầu chung của nông dân! Cây sầu riêng mà người nông dân hướng đến  Mở rộng phạm vi tìm hiểu, chúng tôi được biết không chỉ ở Bảo Lâm mà nhiều vùng khác trong tỉnh Lâm Đồng như Di Linh, Đạ Huoai…, cây sầu riêng của họ do Donatechno cung cấp giống cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Theo báo cáo của huyện Bảo Lâm, hai địa phương có sầu riêng do Công ty Donatechno cung cấp giống bị chết nhiều nhất là xã Lộc Thành và xã Lộc Nam . “Hiện ở hai xã này đã có 3ha sầu riêng đã bị xóa sổ hoàn toàn; cây sầu riêng ở 65ha khác có triệu chứng khô đọt, cháy lá, 46ha bị nứt thân, chảy mủ” – một cán bộ phòng chuyên môn của huyện này cho biết. V