Hiệu quả của Dự án “Thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp”

Dự án “Xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp” do Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được triển khai thực hiện tại phường 7 – Đà Lạt, bước đầu đem lại kết quả tích cực. Không những giải quyết được vấn đề rác thải nông nghiêp – một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường mà chính quyền thành phố Đà Lạt lâu nay “đau đầu”, mà nó con là một “Nhà máy sản xuất phân” cho nông dân, và  hơn thế nữa là nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Thành phố Đà Lạt – một vùng sản xuất rau, hoa lớn của cả nước, hàng năm thải ra trên 100 ngàn tấn rác thải từ phế phẩm nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cứ sau những đợt mưa lũ, có hàng trăm, thậm chí cả ngàn tấn rác các loại từ thượng nguồn đổ dồn về khu di tích Quốc gia hồ Xuân Hương cũng như các bải rác tự phát. Vào mùa nắng, rác thải nông nghiệp được đổ khắp nơi bốc lên mùi hôi nồng nặc, rất khó chịu làm ảnh hưởng đến cảnh quan, vệ sinh môi trường và sức khỏe của nhân dân khu vực lân cận, cũng như du khách. Đó là chưa nói đến mỗi tháng chính quyền thành phố Đà Lạt phải chi ra vài chục triệu đồng để khoán thu gom, vận chuyển rác về bãi rác.


Hệ thống máy xay phế phẩm nông nghiệp - sáng kiến của anh Vũ Đình Phúc
Nhưng từ khi dự án “Xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp” do Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai thực hiện, cho tác giả sáng chế ra máy xay phể phẩm hữu cơ nông nghiệp - Anh Vũ Đình Phúc ở phường 7, TP Đà Lạt, thì hàng ngàn tấn rác thải từ phế phẩm nông nghiệp đã được biến thành phân hữu cơ cung cấp cho nông dân và cả nhà máy chế biến phân bón.
Anh Vũ Đình Phúc cho biết: Thay vì nông dân chở phế phẩm vào bãi rác phải đóng 70.000đ cho một chuyến, còn chở đến khu nhà chứa rác thải của gia đình thì anh sẽ trả tiền xe cho nông dân 50.000đ/chuyến. Rác được đưa vào máy xay nhuyễn, sau đó được ủ chung với vôi, men vi sinh trong 20 ngày là thành phân hữu cơ. Hiện nay, mỗi ngày có từ 15-20 tấn rác được biến thành 800kg đến 1 tấn phân hữu cơ. Anh Phúc cho biết thêm: Phân được đưa đi thử nghiệm không có vi khuẩn gây bệnh, hàm lượng đạm mùn tốt nên nhiều chủ trang trại trồng cà phê, rau hoa đặt hàng mua. Với giá bán 500 đồng/kg phân, nhưng sản xuất tới đâu có người mua hết tới đó.
Sau hơn 1 năm dự án “Xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp”, tại phường 7, thành phố Đà Lạt đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại do môi trường bị ô nhiễm; vận động và hướng dẫn nông dân cách thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp.… để người dân ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
Nhờ vậy, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân sống trong khu vực hiện nay được nâng lên đáng kể. Người dân đã không còn vứt rác thải nông nghiệp xuống dòng suối, cũng như các bải rác tự phát như trước đây, mà đem bỏ tại các địa điểm thu gom rác theo quy định. Nhiều nông dân trong khu vực dự án đã tham gia lập nhóm tự quản và cùng nhau đi thu gom rác thải. Hiện nay, khoảng 70% - 80% rác thải nông nghiệp của nông dân được đưa về một mối để làm phân .


Hầm ủ phân từ rác thải nông nghiệp của gia đình anh Phúc
Ông Trần Duy Việt – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Dự án đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra là nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực dân cư. Đặc biệt, dự án đã xây dựng ý thức người dân quan tâm hơn trong vấn đề tham gia bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường chính nơi họ sinh sống.”
Ông Trần Đình Văn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt cho biết: “Dự án xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp do Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại phường 7 – Đà Lạt rất, có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho thành phố du lịch Đà Lạt; đồng thời cung cấp cho nông dân phân hữu cơ để canh tác rau, hoa. Trong thời gian tới, từ dự án mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp này chúng tôi sẽ triển khai, nhân rộng trên địa bàn thành phố để xây dựng TP. Đà Lạt xanh, sạch, đẹp”.
Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"