Bài đăng

Lâm Đồng: Nông dân bán trâu, mất đất vì sân Golf?

Hình ảnh
Đến thời điểm này, tỉnh Lâm Đồng có tới 11 dự án sân golf được chấp thuận đầu tư, 1/3 số này đã và đang triển khai xây dựng. Khiến cho nhiều hộ nông dân trong vùng dự án rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất, tái nghèo và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội…  Ngoài dự án sân golf Dalat Palace Golf Club của Công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt (DRI) được cấp phép vào năm 1991 và đi vào hoạt động từ năm 1992, các dự án sân golf còn lại được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2007. Để triển khai được 11 dự án sân golf này, tỉnh Lâm Đồng đã phải “hi sinh” đến gần 7.000ha đất nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó hơn 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng vì có đất nằm trong vùng dự án. Đến một lúc con trâu chỉ còn trong ký ức của người nông dân? Không còn trâu cúng Mặc dù dự án sân golf Đạ Ròn, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thực hiện giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng gần 2 năm qua, nhưng đến nay đời sống của hơn 100 hộ dân nơi đây vẫn chưa được ổn định. Anh

Giải pháp nào cho hoa Đà Lạt?

Hình ảnh
Năm 2001, hoa Đà Lạt xuất khẩu ra thị trường thế giới chiếm 5% tổng sản lượng hoa toàn thành phố. Mười năm sau (2011), sản lượng hoa xuất ngoại của Đà Lạt hằng năm cũng chỉ dừng lại ở con số này. Ỳ ạch hoa tìm lối đi Trong những năm qua, người trồng hoa Đà Lạt đã đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đóng gói, bảo quản hoa đã làm cho các loài hoa được trồng ở Đà Lạt cho năng Suất và chất lượng ngày càng cao, giảm thiệt hại sau thu hoạch đến mức thấp nhất. Hiện nay, gần 100%  diện tích hoa tại Đà Lạt đã được trồng trong nhà kính, nhà lưới với hệ thống tưới tiêu đều tự động. Đà Lạt hiện đã có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa các loại, trong đó có 70 giống hoa cúc, 30 giống hoa đồng tiền, 30 giống hoa cẩm chướng, hàng chục giống hoa hồng… đã có nguồn gốc lâu đời tại Đà Lạt và xuất xứ từ châu Âu. Tuy nhiên, điều làm người trồng hoa và các công ty chuyên trồng, kinh doanh hoa tại Đà Lạt lo lắng nhất hiện nay là sản phẩm hoa của thành phố này đ

Đà Lạt ... “hoang vu” dịp lễ 2/9

Hình ảnh
(PL.TPHCM) Tại Đà Lạt, lượng khách đến tham quan trong dịp lễ 2-9 giảm đột biến, chưa bằng phân nửa so với dịp lễ năm 2010. Nhiều khách sạn ngay trung tâm TP dù lấy giá như ngày thường nhưng vẫn thất thu nghiêm trọng. Theo các chủ khách sạn, dường như du khách đang quay lưng với TP mộng mơ này. Ông Phạm Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, nhìn nhận: Vấn đề quảng bá cho du lịch Đà Lạt làm chưa tốt, chưa rộng rãi; việc liên kết tour, hợp tác giữa các công ty lữ hành với các khách sạn tại Đà Lạt chưa bền chặt. CAO DIÊN Tìm tag: http://www.baomoi.com/Home/DuLich/www.phapluattp.vn/Bai-bien-Thuan-An-vang-hoe-vi-loi-don-chat-chem/

Trái bí ngô nặng trên 80 kg

Hình ảnh
(PL)- Hơn một tháng qua, khu vườn nhà ông Lê Hữu Phan (50 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, Lâm Đồng) đã đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, ngắm nghía trái bí ngô khổng lồ nặng trên 80 kg. Ông Lê Hữu Phan bên trái bí khổng lồ. Ảnh: CAO DIÊN Đầu năm 2011, qua bạn bè, ông Phan đã mua từ Mỹ 100 hạt giống bí ngô. Tháng 4-2011, ông Phan bắt đầu gieo 50 hạt, kết quả 100% số hạt nảy mầm. Ông Phan chọn ra 30 mầm cây tốt nhất để thâm canh. Đến tháng thứ ba, dây bí lần lượt đậu trái, ông giữ lại một trái to duy nhất, khỏe mạnh nhất để chăm sóc. Đến nay, vườn bí của gia đình ông có 24 trái đã cho thu hoạch, quả nhỏ nhất trên 10 kg, quả lớn nhất lên tới 80 kg. CAO DIÊN

“Thần đồng” 11 tuổi xin học lớp 12, không giải được toán lớp 5!

Hình ảnh
Trong những ngày qua, dư luân tỉnh Lâm Đồng cũng như cả nước xôn xao về chuyện cháu bé “thần đồng” 11 tuổi Phạm Thanh Ngọc ở xã Tam Bố, huyện Di Linh chưa học lớp nào ở trường, nhưng bố mẹ cháu xin cho cháu vào học lớp 12. Tuy nhiên sự thật được kiểm chứng là cháu Ngọc không giải nổi bài thi lớp 5! * “Thần đồng” 11 tuổi xin học lớp 12 Một số báo dẫm lời Ông Phạm Xuân Thành , bố Phạm Thanh Ngọc: “Lên 6 tuổi, cháu đã học xong chương trình tiểu học. Và đây cũng là lúc cháu phải đến trường để học lớp một”. Vào học lớp một đúng theo quy định, cháu Phạm Thanh Ngọc luôn “phàn nàn” với bố mẹ rằng “cô giáo chỉ dạy toàn là những điều mà con đã biết rồi” nên cứ đòi nghỉ học. Buộc lòng, anh Thành phải cho con nghỉ học và ở nhà tự học. Đến 2008, khi cháu Ngọc lên 7 tuổi, bé nói rằng đã học xong chương trình cấp 2, nên ông Thành đã đi tìm thầy dạy kèm cháu chương trình cấp 3 với chủ yếu là 3 môn toán, lý và hóa. Đến nay, cháu Phạm Thanh Ngọc đang được thầy Trần Xuân Việt dạy kèm môn toán l

Quốc lộ 27 chờ vốn: Nắng ...bui, mưa...lầy

Hình ảnh
( QĐND- 20-10-11) Gần 3 năm triển khai dự án cải tạo, nâng cấp công trình Quốc lộ 27 - từ ngã 3 Finom (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đến Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), công trình “đột ngột” ngưng thi công giữa chừng vì … chờ vốn? Làm cho những người thường qua đường và người dân nơi đây một lần nữa phải đối mặt với cảnh nắng bụi, mưa bùn, ách tắc giao thông…. Có chiều dài hơn 96 km - Quốc lộ 27 là tuyến giao thông huyết mạch, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng và Đắk Lắk. Đây còn là tuyến đường chính nối các tỉnh Nam Trung bộ với thành phố du lịch Đà Lạt. Tuy nằm quốc nhưng đã hơn 10 năm nay, tuyến đường này xuống cấp trầm trọng: mặt đường nhiều nơi không còn lớp nhựa, bị lún sâu, nhiều chỗ chỉ còn trơ ra toàn đá lởm chởm…, mỗi khi trời mưa nước bị ứ đọng rồi tràn lan mặt đường làm cho việc lưu thông qua tiến đường này là vô cùng khó khăn. Trước tình trạng đó, ngày 1/12/ 2008, Ban quản lý dự án PMU2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã tổ ch

VÌ ĐÂU VIRERI LẠI PHÁ SẢN?

Hình ảnh
Bài 1: VÌ ĐÂU VIRERI LẠI PHÁ SẢN? Trong những ngày qua, dư luận lại xôn xao khi hay tin Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 115 cho phép việc (Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam) phá sản 12 đơn vị trong đó có 8 đơn vị đứng chân trên địa bàn Lâm Đồng vì không thể gượng lại được nữa - Đó là điều tất yếu của hàng loạt sai phạm trước đó. Việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị ồ ạt mà phần lớn các loại máy đã qua sử dụng. Có những loại máy  sản xuất từ năm 1988, nhưng sau năm 2000 mới mua về, cộng với tiền tỉ đổ ra đầu tư nghiên cứu giống, nhưng lại không áp dụng vào tực tiễn, dẫn đến việc Viseri phải nhập khẩu từ 60 đến 70% các giống trứng và tơ từ Trung Quốc để sản xuất- mà một số là nhập trôi nổi, chất lượng thường. Đó là chưa kể những giống kén sau một mùa sản xuất, cho năng xuất cao thì ngay lập tức, giá cắn đang ở mức 20 đến 27 ngàn đồng kg, bỗng vọt lên 40 ngàn đồng, thậm chí có lúc vọt lên 47 ngàn đồng kg nên các nhà máy của Viseri phải tạm thời đóng cử