Diễn biến vụ thẩm mỹ viện Cát Tường đến ngày tìm được xác chị Huyền

Gần 10 tháng kể từ khi vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường xảy ra, mọi tia hy vọng tưởng chừng như đã tắt, thế nhưng thông tin tìm thấy xác chị Huyền lại một lần nữa xôn xao dư luận.

Ngày 4/8, dư luận lại một lần nữa xôn xao trước thông tin tìm thấy xác chị Huyền – nạn nhân xấu số của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, người phụ nữ đã bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường cùng bảo vệ Đào Quang Khánh ném xác phi tang xuống sông Hồng vào ngày 19/10/2013. Trong suốt khoảng thời gian xảy ra vụ án, cả cơ quan điều tra, gia đình nạn nhân, các nhà ngoại cảm đã tích cực vào cuộc tìm kiếm, thế nhưng, thông tin ngày một nhiều và nhiễu loạn, trong khi kết quả tìm kiếm lại không có gì. Gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cho biết đã phải chi một số tiền khổng lồ cho việc tìm kiếm, tuy nhiên, sau mỗi cuộc tìm kiếm đều đem lại cho gia đình sự thất vọng vì thi thể của người thân vẫn bặt vô âm tín.

Thế nhưng, đến ngày 4/8, thông tin từ Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, trong quá trình xét nghiệm một thi thể được tìm thấy trên sông Hồng ngày 18/7 vừa qua, cơ quan điều tra đã xác định, thi thể này có AND trùng khớp với nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Dù cho biết chưa nhận được thông tin chính thức nào về việc này, nhưng gia đình nạn nhân tỏ ra vô cùng hy vọng vào việc tìm thấy thi thể người thân. Chúng tôi điểm lại một số dấu mốc quan trọng trong vụ án từng gây xôn xao dư luận này:


Ngày 19/10/2013, tại thẩm mỹ viện Cát Tường (số 45 Giải Phóng - Hai Bà Trưng - HN) xảy ra vụ án rúng động dư luận, khi chính bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc TMV đã cùng nhân viên ném xác phi tang người khách hàng xấu số Lê Thị Thanh Huyền xuống sông Hồng.


Ngay sau đó, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã bị cơ quan chức năng bắt giữ.


Cùng bị bắt với bác sĩ Tường còn có bảo vệ Đào Quang Khánh, người trực tiếp tiếp tay cho bác sĩ Tường thực hiện hành vi ném xác phi tang.


Trong suốt quá trình vụ án xảy ra, gia đình chị Huyền đã phải chi một khoản tiền khổng lồ để thuê thợ lặn, thuê thuyền tìm xác chị Huyền trên sông.


Có rất nhiều nhà ngoại cảm xuất hiện trong vụ án này, ai cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng sẽ tìm thấy xác chị Huyền, thế nhưng, càng hy vọng lại càng không có kết quả.


Cả luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại cũng tham gia vào các cuộc tìm xác.


Các cuộc tìm kiếm còn có sự trợ giúp của những nhà khoa học, tuy nhiên đều không đem lại kết quả như mong muốn.


Vì không tìm thấy thi thể chị Huyền, nên gia đình vẫn phải tổ chức tang lễ cho chị theo đúng nghi thức. Lễ tang được tổ chức vào ngày 15/12/2013 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn. Trong ảnh là anh Nguyễn Hữu Huy - chồng chị Huyền cũng 2 con trai chuẩn bị vào làm lễ viếng.


Ngày 14/4, phiên tòa xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường diễn ra. Tuy nhiên, chỉ sau một buổi sáng, phiên tòa lại tạm dừng xét xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án. Trong ảnh là bố mẹ đẻ của chị Huyền đến tham dự phiên tòa.


Hai con trai của chị Huyền ôm di ảnh của mẹ đến tham dự phiên tòa, đi cùng là những người thân trong gia đình.


Hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh trước vành móng ngựa hôm 14/4.


Vụ án tưởng chừng như đã lắng xuống, hy vọng tìm thấy xác chị Huyền ngày một mong manh, thì đến ngày 18/7 vừa qua, tại bến đò Vân Đức (Gia Lâm - Hà Nội), người dân phát hiện một xác chết không đầu nghi của chị Huyền. Sau khi xét nghiệm ADN, cơ quan điều tra khẳng định, ADN của xác chết này phù hợp với của chị Huyền.


Dù chưa nhận được thông tin chính thức về việc này, nhưng bà Nguyễn Thị Hiền vẫn luôn hy vọng sẽ tìm thấy thi thể con gái. Ngày nào bà cũng lên tụng kinh và thắp hương cho con. Nếu thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền được tìm thấy, thì đây sẽ là một bằng chứng vô cùng quan trọng trong việc xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.

………………………………………………………..

Tìm thấy xác nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường

Chiều ngày 4/8, cơ quan chức năng đã tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân trong vụ án Thẩm mỹ Cát Tường). Tuy nhiên, gia đình nạn nhân khẳng định với phóng viên PetroTimes là chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ phía cơ quan chức năng...

Trước đó, sáng ngày 18/7/2014, người dân vạn chài trên sông Hồng đã phát hiện một thi thể nữ giới có một số đặc điểm giống với chị Lê Thị Thanh Huyền tại bến đò Vân Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Thi thể người này nằm trong một chiếc bọc, chứa chất rắn như bê tông. Bước đầu xác định, xác chết mặc quần đen, áo hoa đen trắng, trang phục này khá giống với trang phục của chị Lê Thị Thanh Huyền. Xác chết đã bị phân hủy mạnh, các bộ phận cơ thể đã bị rời ra.

Ngay sau đó, Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an). Viện Khoa học Hình sự đã công bố kết quả giám định ADN và xác định đó là xác của chị Lê Thị Thanh Huyền.

Cơ sở của kết luận từ việc lấy mẫu ADN của bà Nguyễn Thị Hiền và xác phụ nữ được phát hiện tại bến đò Vân Đức. Sau khi giám định và so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống.

Liên quan đến thông tin tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền, tối ngày 4/8, trao đổi với PetroTimes, bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ đẻ nạn nhân Huyền) cho hay, gia đình mới chỉ biết đến thông tin qua một số trang báo mạng. Hiện gia đình vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ cơ quan công an về việc tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền.

“Ngay sau đó, gia đình tôi đã gọi điện cho Cơ quan Giám định ADN, thì họ hẹn sáng mai lên trụ sở làm việc để có thông tin một cách chính thức” - Bà Nguyễn Thị Hiền nói. Cũng theo bà Nguyễn Thị Hiền, thời gian qua gia đình đã nhận quá nhiều thông tin về xác chị Lê Thị Thanh Huyền. Thậm chí có nhiều nguồn tin không xác thực, gây nhiễu cho quá trình tìm kiếm của gia đình.

Còn anh Nguyễn Hữu Huy (chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) nói: "Gia đình đã đọc được thông tin tìm thấy thi thể của vợ, nhưng chưa đưa ra được bất cứ chứng cứ, cơ sở có thể kết luận, nên gia đình vẫn chưa thể tin đó là sự thật. Chỉ khi nào cơ quan chức năng công bố kết quả chính thức thì chúng tôi mới tin."

Gần 1 năm kể từ ngày xảy ra vụ án, người dân ở nhiều nơi cũng đã phát hiện được một số xác chết trên sông Hồng và báo gia đình chị Huyền đến nhận dạng. Nhưng sau khi cơ quan Công an tiến hành giám định đã khẳng định không phải là xác của chị Lê Thị Thanh Huyền.
Như vậy, sau một quá trình tìm kiếm vất vả, cuối cùng, xác chị Huyền đã được tìm thấy. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc điều tra và xử lý chính xác, đúng tội danh với đối tượng gây án chính là bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường.

………………………………………………………..
Tại cơ quan công an, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và bảo vệ Đào Quang Khánh đều khai nhận, sau khi chị Lê Thị Thanh Huyền tử vong tại Thẩm mỹ Cát Tường, chúng khênh xác lên ô tô rồi đưa đến Bệnh viện Bưu Điện. Khi đến cổng bệnh viện, Tường thấy có nhiều người, nên sợ không dám đi vào mà dừng lại ngoài đường và sau đó đưa lên cầu Thanh Trì ném xuống sông Hồng phi tang…
Vì sao nạn nhân tử vong...?

Sáng ngày 18/7, tại bến đò Vân Đức (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), người dân vạn chài phát hiện một thi thể trong trong túi nilon và được bao bọc một lớp bê tông. Nhiều đặc điểm nhận dạng giống với nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền mất tích vào ngày 19/10/2013
.
Ngay sau đó, Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an). Viện Khoa học Hình sự đã công bố kết quả giám định ADN và xác định đó là xác của chị Lê Thị Thanh Huyền. Cơ sở của kết luận từ việc lấy mẫu ADN của bà Nguyễn Thị Hiền là mẹ của nạn nhân và xác định xác người phụ nữ được phát hiện tại bến đò Vân Đức. Sau khi giám định và so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống.

Liên quan đến việc tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án Thẩm mỹ Cát Tường, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, hiện cơ quan điều tra đã khởi tố 2 bị can này về hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Riêng Đào Quang Khánh bị khởi tố thêm tội danh trộm cắp tài sản.

Nếu thi thể phụ nữ trôi sông được phát hiện vào ngày 18/7/2014, đúng là thi thể của chị Huyền thì đây là một nỗ lực không mệt mỏi của gia đình nạn nhân trong suốt thời gian qua và cùng với sự vào cuộc của các cơ quan pháp luật cũng như toàn xã hội sau gần 10 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án.

Khi cơ quan điều tra xác định được đúng chị Huyền thì đây là một bằng chứng quan trọng nhất của vụ án. Thi thể nạn nhân là căn cứ pháp lý để cơ quan điều tra xác định nguyên chị Huyền tử vong. Từ đó xác định đúng tội danh mà các đối tượng gây ra.

Làm rõ kẻ nói dối

Trở lại tình tiết của vụ án, sau khi chị Huyền chết vào chiều ngày 19/10/2013, đến 23h30 cùng ngày, Tường cùng một số nhân viên đưa thi thể chị Huyền lên xe ô tô đưa đến Bệnh viện Bưu Điện. Khánh đi xe máy và cầm túi xách của chị Huyền theo xe ô tô. Khi đến cổng Bệnh viện Bưu Điện, Tường thấy có nhiều người, nên sợ không dám đi vào mà dừng lại ngoài đường. Thấy vậy, Khánh nói với Tường rằng: “Không đưa xác chị Huyền vào bệnh viện nữa mà ném xác xuống sông”.

Nghe nhân viên bảo vệ nói có lý nên Tường đồng ý lái xe ô tô chở xác chị Huyền đi phi tang. Khánh đi xe máy của chị Huyền chở chị Nguyễn Thị Hằng (vợ Tường) theo sau.

Tường lái xe đi theo đường Trần Khát Chân - Kim Ngưu - Lạc Trung - Minh Khai - cầu Vĩnh Tuy đến đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) thì Khánh đi xe máy vượt lên. Khánh ra hiệu cho Tường dừng xe lại. Khánh bỏ xe máy và túi xách của chị Huyền ở vỉa hè rồi cùng Hằng lên xe ô tô. Chị Hằng can ngăn chồng không được vứt xác chị Huyền, nhưng Tường không nghe mà tiếp tục lái xe đi ra quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì.

Thấy không có người qua lại, Tường và Khánh khiêng xác chị Huyền ra khỏi xe ô tô, đi qua giải phân cách giữa xe ô tô và xe máy rồi thả xác nạn nhân xuống sông Hồng. Như vậy, ngoài Khánh và Tường tham gia ném xác chị Huyền xuống sông, thì còn có người thứ 3 chính là Hằng. Tuy nhiên, người phụ nữ này lại được bỏ qua.

Nạn nhân đã bị Tường và Khánh ném xác xuống sông Hồng nên trong quá trình điều tra không có thi thể để làm rõ nguyên nhân chết. Cơ quan công an chỉ xác định nạn nhân bị tử vong trong quá trình làm phẫu thuật thẩm mỹ qua lời khai của bị can, nhân chứng. Do đó, nguyên nhân dẫn tới chị Huyền tử vong chưa được làm rõ.

Câu hỏi đặt ra là, quy trình và phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ của Tường gây nguy hiểm đến tính mạng cho chị Huyền hay không? Chị Huyền chết trước hay sau khi bị phi tang dưới sông. Ngoài ra, quy trình pha thuốc, phương pháp làm phẫu thuật của Tường dẫn tới nạn nhân bị tử vong thì do vi phạm ở công đoạn làm dẫn tới nên cần thiết phải làm rõ để có căn cứ xử lý theo đúng tội danh.

Như vậy, có thể thấy rằng, Tường đã có thời gian tính toán rất kỹ các khả năng xảy ra sau khi nạn nhân đã chết. Mấu chốt của vụ án, xác định tội danh cho Tường chính là xác nạn nhân. Thế nên, Tường đã không từ bất cứ thủ đoạn nào nhằm phi tang đến cùng xác chị Huyền.

Có một thực tế rằng, từ kết quả giám định ADN, xác phụ nữ phát hiện tại bến đò Vân Đức và diễn biến vụ án Thẩm mỹ Cát Tường cho thấy, Tường và Khánh cùng những người tham gia ném xác chị Huyền đã lừa dối cơ quan điều tra. Toàn bộ lời khai của những người này tại cơ quan công an không hề có chí tiết nào đề cập đến “bê tông”. Thế nhưng xác người phụ nữ phát hiện tại bến đò Vân Đức lại được bao bọc một lớp bê tông.

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, cơ quan chức năng cũng nên làm rõ hành vi đổ bê tông lên xác chị Huyền, lời khai gian dối của các bị can và đội ngũ y bác sĩ Thẩm mỹ Cát Tường nhằm xác định rõ, truy tố đúng người đúng tội.
...............................................................................

Nhiều nghi vấn quanh việc tìm được xác nạn nhân Cát Tường

Nhiều người quan tâm tới vụ án vẫn thắc mắc tại sao thi thể chị Huyền mất nhiều bộ phận, liệu có kịch bản giấu xác nào khác chưa được phát hiện hay không?
Tại sao xác chị Huyền lâu nổi?

Trước thời điểm tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, một cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Hà Nội phân tích trên báo An ninh Thế giới, nếu Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh bỏ xác nạn nhân vào túi nilon kín rồi ném xuống sông, thi thể sẽ càng dễ nổi. Còn nếu túi nilon bị hở, nước tràn vào sẽ làm xác chìm nhanh hơn. Quá trình phân hủy thông thường trong khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên, thời gian xác phân hủy và nổi phụ thuộc nhiều vào yếu tố vật lý, hóa học như môi trường, điều kiện thời tiết, mực nước… Thời tiết nóng ẩm, môi trường nước bị ô nhiễm cao xác sẽ dễ phân hủy, nhanh nổi. Thời tiết lạnh, nước ít ô nhiễm, quá trình phân hủy sẽ chậm hơn. Nước sông Hồng đoạn qua cầu Thanh Trì được cho là có môi trường bình thường do đây là dòng chảy, nước sông được pha loãng liên tục do mưa và xả lũ. Ngoài ra, thời gian nổi còn phụ thuộc vào cơ địa của nạn nhân. Người có thể tạng béo hoặc mắc bệnh sẽ phân hủy nhanh hơn người bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Hải, cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an Hà Nội) nhận định, trường hợp nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị ném xuống sông Hồng, lâu nổi có thể do một số nguyên nhân. Thứ nhất, thi thể bị dòng chảy cuốn vào khe dưới đáy sông và mắc lại ở đó. Thứ hai, là dòng xoáy địa chất do lưu lượng chuyển động của nước ở vị trí xác nạn nhân chìm, bị cát vùi lấp hoặc mắc vào các vật dưới lòng sông rồi kẹt luôn ở đó khiến xác không nổi được.
Quần áo chị Huyền khác lúc đi ra khỏi nhà?
Nhận định về việc này, một cán bộ có nhiều năm làm công tác khám nghiệm tử thi cho rằng, có thể do xác bị ngâm nước suốt 9 tháng trong điều kiện nước nóng - lạnh khác nhau của thời tiết phía Bắc, bị vùi dưới lớp cát ở đáy sông nên có thể quần áo đã phai màu, bị loang giống như áo hoa.
Thời gian tử vong của nạn nhân trùng khớp với khoảng thời gian chị Huyền mất tích, độ tuổi xương khớp với độ tuổi nạn nhân, không loại trừ thi thể này là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền - một cán bộ tham gia khám nghiệm hiện trường nhớ lại.
Từ nhận định này, việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được tiến hành tỉ mỉ trong suốt buổi chiều ngày 18/7 và kết thúc vào tối muộn. Những người không liên quan không được đến gần khu vực này.
Phần xương đùi thi thể được các chuyên gia đánh giá sẽ cho kết quá giám định ADN tốt nhất, nên Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã lấy mẫu xương này. Bố mẹ đẻ, con ruột chị Huyền cũng được lấy ADN để đối chiếu. Thông thường, việc giám định ADN chỉ cần lấy mẫu của mẹ đẻ nhưng trong vụ việc này, cơ quan giám định đã lấy thêm mẫu của bố đẻ và con ruột để có kết quả giám định chuẩn xác.
Vết vữa bám trên quần chị Huyền có gì bất thường?
Quá trình khám nghiệm tử thi trôi sông dạt vào bến đò Văn Đức (Gia Lâm), cơ quan công an phát hiện một dấu hiệu bất thường, đó là chiếc quần còn dính vào xác chị Huyền bám nhiều vữa, bê tông. Thông tin này làm dấy lên dư luận, có hay không việc trước khi phi tang xác chị Huyền, Nguyễn Mạnh Tường đã có cố tình đổ bê tông vào thi thể, khiến xác chị Huyền chìm sâu xuống nước.
Thông tin với báo chí trong chiều 5/8, Đại tá Nguyễn Văn Viện, Chánh Văn phòng Công an Hà Nội cho biết đúng là quần áo nạn nhân có dính bê tông và hiện cơ quan công an đang làm rõ tại sao lại có dấu hiệu bất thường này.
Liên quan đến dấu hiệu bất thường này, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ việc chị Huyền có phải bị vứt xuống sông ở cầu Thanh Trì hay không. Hành vi giấu xác xảy ra trước hay sau khi Tường ném xác xuống sông. Theo lời khai của Tường và Đào Quang Khánh, ông Hòa cho rằng có khả năng việc Tường khai ném xác nạn nhân xuống sông là giả mạo. Vì thực tế, khi tìm thấy thi thể chị Huyền có mảng bê tông dính vào hai bên đùi.
Luật sư Hòe phân tích, giả thuyết Tường đã chuẩn bị cho bê tông vào xác để giấu đi, hành vi của các bị can bê xác ném qua lan can sẽ không xảy ra, vì thi thể nạn nhân đã bị chèn bê tông, khá nặng. Tường có thể đem giấu xác ở chỗ khác. Như vậy, lời khai của Tường trước đây có thể không trung thực. "Ngược lại, nếu việc ném chị Huyền qua cầu Thanh Trì là thật thì tại sao có bê tông bám vào. Cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ yếu tố này", ông Hòe nói.

Nạn nhân chết trước hay sau khi bị ném xuống sông?
Khi xác chị Huyền mới được tìm thấy, nhiều độc giả đưa ra giả thuyết khi bị ném xuống sông, chị Huyền vẫn còn sống? Có thể lúc đó chị bất tỉnh, nhưng do bị bê tông kéo xuống nên không thể ngoi lên. Một độc giả gợi ý: "Muốn kiểm chứng cũng không khó. Cứ kiểm tra kỹ phổi nạn nhân có cát vào hay không là biết. Vấn đề còn lại chỉ là nên khép hung thủ vào tội danh nào mà thôi". Lập luận này bị bác bỏ bởi có bạn đọc cho rằng sau 300 ngày nằm dưới sông, phổi nạn nhân không còn nguyên vẹn để kiểm tra. Chỉ có thể phân tích phần xương và điều tra quá trình gây án của kẻ thủ ác.
Ngược lại, nhiều độc giả phân tích, có đến 2 bác sĩ tham gia cấp cứu xác nhận chị Huyền đã chết, và việc ông Tường cùng bảo vệ Khánh mua túi nilon đen trên đường phi tang xác chứng tỏ chị đã chết trước khi bị ném xuống sông. Không bằng lòng với phân tích của chuyên gia, rằng có thể do xác bị mắc dưới đáy sông hay bị cát vùi, nhiều độc giả đặt giả thiết có một kịch bản giấu xác khác chưa được lộ ra ánh sáng. Bạn đọc Miu Huỳnh đặt câu hỏi: “Có khi nào bác sĩ Tường giấu xác chị Huyền ở đâu đó cho cơ thể. nguyên vẹn, rồi khai giả là đã ném xuống sông. Đợi khi nào mọi người tuyệt vọng không tìm kiếm nữa sẽ vứt xuống sông, vài ngày sau xác phân hủy và nổi lên”.

Vì sao thân thể nạn nhân không toàn vẹn?
Việc bao đựng xác chị Huyền có dấu vết của bê tông, cũng như thân thể nạn nhân bị thiếu đầu, chân tay cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Liệu có hay không chuyện bác sĩ Tường đã cố tình chặt xác phi tang, hay do quá trình phân hủy gây ra? "Nếu như cái xác bị phân hủy cũng không thể nào bị phân hủy có tổ chức như vậy - tức là phân hủy mất những khu vực quan trọng. Tôi nghĩ chắc là một sự sắp đặt gây khó khăn cho việc khám nghiệm và nhận diện tử thi", một bạn đọc lập luận.
Một ý kiến khác nhận được nhiều sự ủng hộ của người đọc vì phân tích tỉ mỉ dưới góc độ của một người có hiểu biết về giải phẫu học: "Xác chị Huyền không đầu, không tay và chân, 3 bộ phận này nối liền với cơ thể bởi các khớp xương, còn gọi là khớp động giúp cho đầu tay, chân cử động dễ dàng.
Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, nối từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc và giữ 2 đầu xương lại. Trong trường hợp xác người bị ngâm trong nước thời gian dài, dây chằng giữ cho các khớp xương không rơi ra. Ngoài xương và tóc, dây chằng dai là đơn vị bị bã mục sau cùng. Cái khó để xác định "thời gian dài" là bao nhiêu? 290 ngày có đủ để đầu, tay và chân bị rơi ra hay không? Về mặt lý thuyết đã có số liệu, nhưng còn có những yếu tố môi trường cá biệt như nhiệt độ của nước, vận tốc của dòng chảy, xác bị cột chặt, lôi kéo, va đập...
Tình huống Tường dùng dao để chặt rời các chi thì sẽ để lại trên xương dấu dao chặt mẻ xương rất rõ. Tình huống không chặt mà tháo rời khớp của các chi thì vẫn phải dùng dao nhỏ và sắc nên vẫn để lại dấu dao khứa trên xương. Nhưng nếu bằng mắt thường sẽ khó nhận ra, phải dùng kính hiển vi phóng đại. Tổ giám định sinh học, Viện Khoa học hình sự sẽ có câu trả lời chính xác".
Thi thể "quẩn" về bến đò Văn Đức?
Nhớ lại thời điểm phát hiện thi thể trôi sông, ông Nguyễn Văn Hùng (làm nghề mò bắt tôm) kể, lúc đó khoảng 9h ngày 18/7. Khi đang mò tôm dọc sông Hồng - đoạn qua khu vực bến đò Văn Đức, Gia Lâm (Hà Nội) ông phát hiện một xác chết. Sự việc nhanh chóng được báo đến cơ quan công an. Do một số người dân vạn chài ở khu vực này đã nhiều lần tham gia tìm vớt xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền nên thông tin nghi vấn đây là xác người phụ nữ xấu số này được lan truyền. Theo mô tả của người đàn ông vạn chài, ngay từ lúc mới nhìn thấy ông đã phán đoán thi thể không đầu phát hiện là nữ giới, bởi quần áo trên người cho thấy, nạn nhân mặc áo trắng ngả màu có hoa, quần màu đen.
Địa điểm phát hiện xác chết nằm cách cầu Thanh Trì - nơi Nguyễn Mạnh Tường khai nhận ném xác nạn nhân khoảng 4 km. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề vớt xác trên sông Hồng, bến đò Văn Đức là địa điểm mà các xác chết trôi trên sông hay dạt vào. Ông Nguyễn Văn Hồ (người từng vớt hàng trăm xác chết tại khu vực này) kể, sông Hồng đoạn từ cầu Thanh Trì đến bến đò Văn Đức dài khoảng 5 km chứng kiến nhiều cái chết đau thương về sông nước. Khu vực bến đò Văn Đức nước tĩnh, không có vùng quẩn nên xác người nhảy cầu thường theo dòng trôi về đây.
Khớp xương tử thi không có vết chặt, cắt?
Ngày 18/7, khi công an khám nghiệm tử thi trôi ở bến đò Văn Đức, mẹ đẻ, chồng và em trai chị Huyền cũng có mặt. Hôm phát hiện xác nạn nhân nữ không đầu tại gần bến đò Văn Đức - là gần 9 tháng kể từ ngày chị Lê Thị Thanh Huyền mất tích (ngày 19/10/2013). Theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường, chiều tối hôm đó anh ta đã cùng bảo vệ Đào Quang Khánh cho xác nạn nhân vào bọc nilon rồi ném từ cầu Thanh Trì xuống sông Hồng.
Trở lại với phần tử thi được phát hiện ngày 18/7, ngay khi nhận được tin báo, Công an Hà Nội đã phối hợp các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Người nhà chị Huyền gồm: mẹ đẻ, chồng và em trai được phép có mặt để phối hợp nhận dạng. Tử thi được phát hiện đang trong tình trạng phân hủy mạnh, đã bị mất phần đầu... Kiểm tra các khớp của nạn nhân xấu số cho thấy không có vết chặt, cắt, trên xương không có thương tích.
Dựa vào những đặc điểm xương cho thấy nạn nhân là nữ giới, chiều cao từ 1m55 đến 1m60, đã chết khoảng 8-10 tháng. Điểm bất thường ở tử thi này là trên quần của nạn nhân có nhiều vữa bám dày, chặt.

Người nhà vụ thẩm mỹ Cát Tường qua nhận dạng có nhận định ban đầu rằng thi thể đó không phải của chị Huyền. Riêng bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ đẻ nạn nhân) cho biết, linh tính mách bảo bà đây là thi thể người con xấu số. Tuy vậy, bà không dám tin vào bản thân vì khi mất tích, chị Huyền mặc áo chấm bi, trong khi chiếc áo trên xác nữ đã bị loang màu giống như áo hoa..
....................................................................

Kết luận điều tra bổ sung vụ thẩm mỹ viện Cát Tường

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ chết người tại thẩm mỹ viện Cát Tường, do bị can Nguyễn Mạnh Tường làm giám đốc.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ chết người tại thẩm mỹ viện Cát Tường, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường, về hành vi “xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” và tội “vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”.

Nhân viên bảo vệ của thẩm mỹ viện là Đào Quang Khánh bị đề nghị truy tố về hành vi “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và “trộm cắp tài sản”.

Trong vụ án này, bị can Đào Quang Khánh bị đề nghị truy tố về hành vi trộm cắp tài sản do đã lấy trộm một chiếc iPhone 5 của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trị giá 12 triệu đồng.
Cơ quan điều tra cũng xác định thẩm mỹ viện của bị can Nguyễn Mạnh Tường chưa có giấy phép hoạt động của Sở Y tế Hà Nội, chỉ có đăng ký kinh doanh do Phòng tài chính kế hoạch quận Hai Bà Trưng cấp và giấy chứng nhận hành nghề cá nhân do Bộ Y tế cấp.

Trước đó, cơ quan điều tra đã kết luận vụ án và ngày 14-4-2014, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này.
Tuy nhiên trong quá trình xét xử, TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ một số tình tiết của vụ án.
Đến ngày 18-7-2014, tại bến đò Vân Đức, huyện Gia Lâm, người dân và cơ quan công an đã phát hiện, vớt được một phần thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Kết quả giám định đã khẳng định thi thể này là của nạn nhân Huyền.
Chị Huyền bị chết như thế nào?
Kết luận điều tra bổ sung xác định trưa 19-10-2013, chị Huyền đi xe máy đến thẩm mỹ viện Cát Tường để hút mỡ bụng và nâng ngực thẩm mỹ theo hợp đồng đã thỏa thuận trước.
Nhân viên thẩm mỹ viện đã đưa chị Huyền vào phòng thử HIV và thử phản ứng thuốc tê thấy bình thường.
Đến 12g30, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường yêu cầu nhân viên pha năm lọ thuốc gây tê, thử phản ứng thấy bình thường liền tiêm thuốc gây tê để tiến hành ca mổ.
Khi ca mổ kết thúc, chị Huyền được đưa ra ngoài phòng chờ. Khoảng 30 phút sau, thấy chị Huyền có biểu hiện co giật, nháy mắt, sùi bọt mép, ông Tường tiêm cho chị Huyền một mũi thuốc an thần loại Diafegam 10mg.
Khi thấy chị Huyền bình thường, ông Tường đi lễ cùng bạn tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Đến khoảng 17g45 cùng ngày, thấy chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt, không đo được huyết áp, nhân viên thẩm mỹ viện đã gọi điện cho bác sĩ Tường và được chỉ định tiêm cho chị Huyền hai ống thuốc trợ tim loại Adrenalin 2ml và hai ống thuốc chống dị ứng loại Dimedro 40mg, truyền dịch muối 9% và cho thở oxy.
Sau đó, Tường về thẩm mỹ viện, đồng thời gọi điện cho bác sĩ Nguyễn Quang Thành đến thẩm mỹ viện Cát Tường để cấp cứu cho chị Huyền cùng Tường nhưng không có kết quả.
Sau khi chị Huyền tử vong, Tường gọi điện thoại báo cho vợ là Nguyễn Thị Hằng và các nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường biết, đồng thời bảo nhân viên thu dọn đồ đạc gồm máy tính, camera, sổ sách, các dụng cụ y tế... mang đi chỗ khác gửi.
Theo đó, đầu thu camera được mang đến khu vực Long Biên vứt xuống sông, năm ổ cứng máy tính được đem vứt tại khu vực hồ Hoàng Cầu.
Vợ ngăn nhưng vẫn ném xác xuống sông
Khoảng 23g30, Nguyễn Mạnh Tường đã cùng Đào Quang Khánh đem thi thể chị Huyền lên ôtô đưa đến Bệnh viện Bưu Điện nhưng thấy có nhiều người và do thi thể chị Huyền bị cứng nên không dám mang vào gửi.
Đào Quang Khánh khi đó cầm theo túi xách và lái xe Lead của chị Huyền đi theo thấy thế liền nói không đưa xác vào bệnh viện mà mang ném xuống sông.
Tường đồng ý nên đã lái ôtô chở xác chị Huyền, Đào Quang Khánh chở Nguyễn Thị Hằng đi theo sau. Trên đường đi, Nguyễn Thị Hằng đã ngăn cản việc vứt xác nạn nhân nhưng cả Tường và Khánh đều không đồng ý.
Sau khi lên cầu Thanh Trì vứt xác nạn nhân, Tường lái xe đưa Khánh và vợ về nhà.
Do có hành vi ngăn cản chồng ném xác nạn nhân nên Nguyễn Thị Hằng được xác định không phạm tội.
Đối với một số nhân viên trung tâm thẩm mỹ tham gia phụ giúp Tường phẫu thuật thẩm mỹ gây nên cái chết của chị Huyền là tội phạm thực hiện với lỗi vô ý nên không có căn cứ xử lý đồng phạm.
Đối với Nguyễn Quang Thành, bác sĩ khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai được Tường gọi đến giúp cấp cứu chị Huyền nhưng nạn nhân tử vong, cơ quan điều tra xác định bác sĩ Thành biết sự việc nhưng không tố cáo với cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, hành vi này không cấu thành tội nên cơ quan điều tra không xử lý hình sự.

.................................................................

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"