LÂM ĐỒNG: CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN QĐ 673 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020”, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã chủ động thực hiện và mang lại một số kết quả nhất định, đáp ứng một phần tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của nông dân.
Thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020, ngày 10/2/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định Số: 323 /QĐ-UBND cụ thể hóa nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó nhằm phát huy hơn nữa vai trò trung tâm của Hội Nông dân tỉnh trong phong trào nông dân, từng bước chuyển biến về năng lực vận động và trình độ quản lý của cán bộ các cấp Hội Nông dân tỉnh trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương tình, đề án liên quan tới nông nghiệp, nông dân và nông thôn; bảo đảm nguồn tài chính, những điều kiện cần thiết để Hội Nông dân tỉnh trực tiếp và phối hợp với các ngành hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân.


Đ/C Tổng bí thư thăm mô hình trồng rau sạch tại TP Đà Lạt

Ông Trần Duy Việt – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, trong năm 2012, Trung ương phân bổ là 5.750 triệu đồng cho 251 hộ vay/13 dự án; UBND tỉnh Lâm Đồng đã bổ sung cho Quỹ HTND 2,94 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh bổ sung 2 tỷ đồng) cho 205 hộ vay/14 dự án và Qũy cấp huyện đến nay đã huy động trên 2,1 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân cho 327 hộ vay. Ngoài ra Hội Nông dân tỉnh đã vận động được 2,1 tỷ đồng, tính đến nay, tổng nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân của tỉnh đạt trên 11,1 tỷ đồng.
Triển khai Quyết định 673, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp phối hợp với 9/12 sở, ban, ngành của tỉnh. Như Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Tư Pháp để nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên, nông dân; với Viễn Thông Lâm Đồng (VNPT) đưa kiến thức công nghệ cho bà con; phối hợp với Báo, Đài PTTH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức tốt các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn… và hầu hết những hoạt động ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nông dân.
Các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư phân bón, máy móc nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên xây dựng mô hình  phát triển kinh tế, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công ty cổ phần thương mại Đông Hải cung ứng 609 máy nông nghiệp trả chậm cho 609 hộ nông dân với số tiền trên 8 tỷ đồng (trong đó có 59% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số); phối hợp với các Công ty phân bón cung ứng trên 40.000 tấn phân bón trả chậm cho nông dân, trị giá trên 200 tỷ đồng (trong đó riêng mua qua công ty cổ phần Bình Điền trên 20.000 tấn với doanh số trên 82 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nông dân tỉnh cũng phối hợp với các tổ chức phi chính phủ như Heifer, ADB  thực hiện nhiều dự án cải thiện sinh kế, cải thiện môi trường nông thôn đạt kết quả rất tốt. Có thể nói, đời sống của nông dân Lâm Đồng, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người thay đổi không ít nhờ những hoạt động phối hợp của Hội Nông dân và các ban ngành, doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài.


Ký kết chương trình phối hợp với Sở NN&PTNT

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp hội chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hàng năm trích ngân sách địa phương tăng cường nguồn lực cho Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp. Đa dạng hóa các hình thức vận động song tập trung theo hướng ủng hộ là chính. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành sử dụng Quỹ đảm bảo theo quy định Điều lệ quỹ. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, được sự quan tâm của Trung ương Hội ND Việt Nam,
Nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn, hàng năm các cấp hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức được 6.330 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, sản xuất rau an toàn, chăm sóc cây trồng và vật nuôi, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… cho 507.575 lượt người tham dự. Tổ chức 793 buổi hội thảo, toạ đàm về kỹ thuật trồng, chăm sóc và sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, cách phòng, trị bệnh trên cây ăn trái, sử dụng phân bón, cách ủ men sinh học từ vỏ cà phê, kỹ thuật chăn nuôi …cho 39.388 lượt người và lập 259 điểm trình diễn về trồng cà phê ghép, ca cao xen điều; trồng dâu nuôi tằm, mô hình trồng lúa; nuôi nhím, nuôi cá nước lạnh; thành lập 19 câu lạc bộ những người trồng ca cao ở Đạ Tẻh, Đạ Huoai…
Nhờ đó mà chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bưu điện, chợ, cơ quan, công sở, trường học, trạm xá phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân địa phương. Đến nay, Lâm Đồng huy động khoảng 5.195 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, đã có 12 xã đạt từ 14-18 tiêu chí; đạt 9-13 tiêu chí có 34 xã; đạt từ 5-8 tiêu chí có 47 xã.
Đồng chí Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội tại đợt kiểm tra việc triển khai thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh Lâm Đồng. Sau khi tham quan một số mô hình tại xã Ninh Loan, Đức Trọng, đồng chí đã đánh giá cao công tác phối hợp của các sở, ngành và Hội Nông dân tỉnh trong việc triển khai Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, thực hiện Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Cao Diên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

“CẮT TÓC KÍCH DỤC” – HOÀNH HÀNH TP ĐÀ NẴNG

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"