Bài đăng

Lộ video clip công an kinh tế "xin" tiền tài xế?

Hình ảnh
Một tài xế chở hàng tạp hóa đã cung cấp một video clip ghi lại cảnh xin tiền của tổ công tác công an kinh tế thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Theo thông tin trong video clip, lúc 14g ngày 13-1, một tài xế chở hàng tạp hóa từ TP Pleiku (Gia Lai) theo quốc lộ 25 về về đến giáp ranh thị xã Ayun Pa, thì bị một CSGT thổi còi. Khi tài xế cho xe dừng, hai cán bộ công an đưa ra một mẩu giấy và nói là cảnh sát kinh tế đi thi hành nhiệm vụ. Hai cảnh sát yêu cầu mở thùng xe để kiểm tra. Chủ xe nói toàn bộ hàng hóa trên xe là hàng trôi nổi, được mua ở chợ trung tâm TP Pleiku chở về chợ huyện bán. Làm nhiệm vụ bằng...điện thoại Tuần tra trong...bụi Đây là ai mà mà sản sàng cảng trở bất cứ ai quay phim, chụp hình khu vực CSGT tuần tra? Cán bộ cảnh sát tên An mang quân hàm trung úy tiến đến mở xe kiểm tra qua rồi nói với tài xế: “Thôi, để đỡ mất thời gian, đưa anh em mấy xị rồi cho xe đi, không là giữ xe một tháng để điều tra”. Không còn cách nào kha

Hoa Đà Lạt: Xuất khẩu hay là...chết?

Hình ảnh
(PL)- Người trồng hoa Đà Lạt chua chát ví nghề trồng hoa tựa như đánh bạc bởi được mất vô chừng. Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt (diễn ra từ 29-12-2015 đến 2-1-2016), UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi hội thảo nhằm tìm giải pháp nâng cao giá trị hoa Đà Lạt, chủ động hội nhập quốc tế. Tự động hóa nghề trồng hoa Thông tin tại hội thảo cho hay trong những năm qua, người trồng hoa Đà Lạt đã đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đóng gói, bảo quản hoa. Từ đó đã làm cho các loài hoa ở “xứ sở ngàn hoa” có năng suất và chất lượng ngày càng cao, giảm thiệt hại sau thu hoạch. Đặc biệt, hiện nay gần 100% diện tích hoa tại TP ngàn hoa này đã được trồng trong nhà kính, nhà lưới với hệ thống tưới tiêu đều tự động. Hiện nay gần 100% diện tích hoa tại TP ngàn hoa này đã được trồng trong nhà kính Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết diện tích trồng hoa Đà Lạt hiện có trên 7.600 ha, sản lượng đạt 2,5 tỉ cành, trong đó có 10% đ

"Đại tiệc hoa" tại Festival hoa Đà Lạt lần thứ VI năm 2015

Hình ảnh
Tối 29/12, tại quảng trường Lâm Viên TP Đà Lạt (Lâm Đồng) diễn ra lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ VI năm 2015, với chủ đề “Đà Lạt - muôn màu sắc hoa”. Tham dự lễ khai mạc có Đồng chí Uông Chu Lưu,  Uỷ viên BCHTW Đảng - Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước cùng 16 Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam và hơn 15.000 người dân địa phương và du khách. Trong ngày hội ngàn hoa đua sắc, tỉnh Lâm Đồng còn vinh dự đón bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang do UNESCO trao tặng. Đây là thành quả của quá trình trân trọng bảo tồn, làm giàu thêm hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của cộng đồng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng.” Ngay sau lễ khai mạc, các chương trình nghệ thuật dành cho du khách như Carnaval hoa Đà Lạt, Đêm tôn vinh người trồng hoa và nhiều chương trình đặc sắc khác.  Chương trình kéo dài 90 phút và  kết thúc bằng màn bắn pháo hoa tầm thấp kéo d

Tai nạn thảm khốc - Làng nghèo chìm trong tang thương!

Hình ảnh
Hơn 0g ngày 28-11, cả làng Tơ Vơn không ngủ. Người làng đã tập trung đứng hai bên đường đợi chuyến xe chở thi thể những người xấu số trở về. Xe dừng lại trước nghĩa địa - nhà mả. Hai anh cảnh sát trong bộ dạng mệt lả, mồ hôi ướt đẫm áo nhảy lên xe ôm thi thể những người đã chết đưa xuống để người làng lo hậu sự. Không ai cầm được nước mắt trước cảnh tượng buồn đau và tang tóc ấy. Làng nghèo chìm trong tiếng khóc ai oán ngày đại tang Như đã đưa tin, vào lúc 21 giờ 30 ngày 27/11, tài xế Cao Đại Trọng (SN 1986, trú thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe ô tô BKS: 81M - 5781, chở gỗ cao su đang lưu thông trên đường Hồ Chí Minh, khi đến đoạn thôn Đại An xã Ia Khươl, huyện Chư Pah thi bất ngờ đâm mạnh vào phía sau xe công nông do Rơ Châm Hung (SN 1988, làng Brép, xã Ia Phí, huyện Chư Pah) điều khiển chở theo 14 người. Làm 5 người tử vong và 9 người bị thương. Tiếng khóc xé lòng Trong số những người đến thăm viếng có anh Rơ Châm Mạnh, Trưởng làng Tơ Vơn

Mua đặc sản Đà Lạt, rước về ‘cục tức’

Hình ảnh
(PL)- Đặc sản chính hiệu của Đà Lạt không nhiều nhưng trên thị trường đâu đâu cũng thấy bán đặc sản của TP này. Rất nhiều khách du lịch đến Đà Lạt (Lâm Đồng) muốn mua được đặc sản thứ thiệt của TP này nhưng lại rước phải “cục tức” vì mua phải đặc sản dỏm. 70 Phần trăm mức Đà Lạt là mức TQ Lý do là không ít người bán vì hám lợi nên đã biến các sản phẩm bình thường thành đặc sản Đà Lạt hoặc nhập các mặt hàng giá rẻ từ Trung Quốc rồi dán mác “đặc sản Đà Lạt” bán với giá cao ngất ngưởng. Rước “cục tức” Chị Minh Hà, nhà ở TP.HCM, đi du lịch bốn ngày tại Đà Lạt. Trước ngày về, chị mua 3 kg mứt, dâu tây để làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Thế nhưng khi nhìn những sản phẩm này, giám đốc một công ty chuyên kinh doanh nông sản tại Đà Lạt khẳng định: “Chị mua phải đặc sản dỏm rồi. Đó là mứt, dâu Trung Quốc chứ không phải của Đà Lạt”. “Không chỉ tôi mà nhiều người bạn của tôi cũng bị lừa. Đúng là mua đặc sản, không ngờ lại rước “cục tức” vào người. Tôi mong cá

Đài Loan ‘dội gáo nước lạnh’, thị trường trà Việt lao đao

Hình ảnh
(PL)- Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật quá khắt khe nhằm hạn chế nhập khẩu trà Việt Nam. Hàng ngàn nông dân trồng trà ô long lao đao; hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu loại trà này “cửa đóng then cài”. Đó là bức tranh buồn tại vùng sản xuất trà ô long nổi tiếng Việt Nam. Chặt trà ô long, trồng lan vũ nữ Hàng ngàn hộ trồng trà ô long, trong đó gồm cả những tỉ phú giàu lên nhờ loại trà này tại “vương quốc trà” của tỉnh Lâm Đồng như Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh… đang lâm vào cảnh sống dở chết dở do không tiêu thụ được sản phẩm. Sau khi hàng loạt công ty thông báo ngưng mua, nhiều trang trại phải vất vả tìm nơi bán trà với giá rẻ bèo. Trước đây trà ô long giá 25.000-30.000 đồng/kg, nay chỉ còn 15.000 đồng/kg, thậm chí hơn 10.000 đồng/kg. Mức giá này quá thấp, lỗ nặng nên nhiều người nhổ bỏ trà. Anh Nguyễn Đức Quyết ở TP Bảo Lộc than vãn hiện nay trà ô long thu hoạch từ 2 ha của gia đình phải bán trôi nổi với giá 15.000 đồng/kg, bằng một nửa so với trước. “Trà ô