Bài đăng

Chuyển hai du khách bị nạn ở Đà Lạt về TP.HCM

Hình ảnh
(PL)- Sáng 25-9, BV Đa khoa Lâm Đồng đã chuyển hai bệnh nhân người Úc gặp nạn ở Khu du lịch thác Đatanla về BV Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục cứu chữa. Một người bị chấn thương cột sống vùng ngực, gãy xương đòn; người kia bị chấn thương đầu, gãy xương cánh tay, xương sườn. Bốn bệnh nhân còn lại đã được điều trị và xuất viện. Ông Phùng Quý Ngọc, Giám đốc Công ty Du lịch Lâm Đồng, cho biết công ty cùng với bệnh viện và các cơ quan chức năng ở Lâm Đồng đã chuyển thi thể du khách Ignatius Adri Aristiono (nam, 28 tuổi, người Indonesia) về TP.HCM để phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết. Như đã thông tin, chiều 24-9, cây cổ thụ có đường kính khoảng 60 cm trong khu du lịch thác Đatanla (TP Đà Lạt) bất ngờ bật gốc, đè sập một phần nhà chờ máng trượt làm bảy du khách nước ngoài gặp nạn. CAO DIÊN

Lâm Đồng:Lũ nhỏ … thiệt hại lớn, vì đâu?

Hình ảnh
Mặc dù đợt mưa lũ lần này ở Lâm Đồng không diễn biến phức tạp như các năm trước, thiệt hại về vật chất cũng không đáng kể nhưng ngược lại đã đến có 3 người bị chết do mưa lũ gây ra. Vậy đâu là yếu tố dẫn đến sự trái ngược - lũ nhỏ nhưng thiệt thiệt hại tính mạng người dân lại lớn đến như vậy? Thi thể của nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi khi bơi qua sông Đạ Lây vào chiều tối ngày 10/9 là anh Đặng Văn Đoàn, 23 tuổi, ở thôn Ninh Trung, xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên vừa được lực lượng tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng tìm thấy. Trước đó, bà Trần Thị Vân, 35 tuổi, ở xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh cũng bị chết do nước cuốn trôi. Trường hợp khác là anh Nguyễn Đình Trung, 25 tuổi, ở huyện Đạ Tẻh bị chết do sét đánh. Như vậy, chỉ trong một đợt lũ nhỏ nhưng Lâm Đồng đã có đến 3 người bị chết do mưa lũ gây ra.           * Tai họa bất ngờ! Người nông dân đầu tiên gặp,  anh Nguyễn Tấn Hồng, ở xã Phước Lộc – huyện Đạ Huoai, nói trong vẻ bàng hoàng: những ngày rồi, ở nơi đây mưa không lớn, nhưng chẳng

Ghi nhanh: Tây nguyên lũ đầu mùa

Hình ảnh
Vượt qua hơn 200km, chúng tôi đã có mặt tại vùng lũ ở ba huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng trong mênh mông nước. Trong những ngày qua, mưa lớn ở thượng nguồn, sông Đồng Nai nước lên nhanh, tràn vào đồng cộng với nước mưa tại chổ đã gây ngập úng ở ba huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, và Cát Tiên). Theo Ông Mai Nam Dương – Phó GĐ sở NN&PTNT, Thường trực Ban chỉ đạo PCLB tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến hết ngày 12/9/2011, tại huyện Đạ Tẻh, mưa lũ làm 2 người chết do nước cuốn trôi và sét đánh; trên 100 căn nhà bị ngâp nước phải di dời. Nước suối Đamí dân cao tràn qua bờ kênh nam, kênh NN8-1 của hệ thống thủy nông gây xói lỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của công trình này. Tại Đạ Huoai sông Đạ B’Sar, đoạn đi qua thôn 4, xã Đạ Ploa, nước về rất lớn. Hai bên bờ sông Đạ B’Sar tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng, làm cho hơn 80 căn nhà dọc sông này phải di dời khẩn cấp. Tại Cát Tiên, khác với các năm, năm nay nước dân cao hơn, vùng bị ngập năng tập trung ở

Sự thật về trái chanh "khủng" ở Đà Lạt

Hình ảnh
Trong suốt 1 tuần qua, hàng loạt báo đưa tin về cây chanh được trồng trong chậu cảnh, sau 3 năm chỉ cao khoảng 1,5m,   nhưng có tới 5 quả “khổng lồ” có đường kính khoảng 20 cm, dài hơn 30 cm, nặng 3,5 kg,tại thung lũng hoa đào của cố nghệ nhân Mười Lời, trên đường Lê Hồng Phong, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).   Bùi Văn Sang, chủ Vườn hoa Mười Lời cho đây là quả “chanh” Nhưng thực tế theo một số người lớn tuổi và ngành chức năng thì đây thực chất không phải là cây chanh mà là cây Bòng. Ông Nguyễn Thế Bi, ở phường 9, Đà Lạt sau khi tận mắt chứng kiến cho biết: “Nhìn sơ qua lá và quả tôi khẳng định 100% đây là cây bòng - cây này người dân trồng rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nó rất giống với trái Bưởi ở miền Nam, nhưng võ dày hơn, cơm có vị chua và đắng hơn trái bưởi; mỗi trái có trọng lượng 4-5kg là bình thường”. Theo ông Nguyễn Viết Sơn – Phó GĐ Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, sẽ Sở xác minh đó là quả gì, còn về thuật ngữ thì không thể gọi là Chanh thanh nhiên được, vì quả chan

Bao giờ đường vận chuyển bauxite được nâng cấp?!

Hình ảnh
Ăn không ngon, ngủ không yên bởi lo sợ cuộc sống bị đảo lộn khi ngày đoàn xe vận chuyển bauxite đã cận kề chuyển bánh trên con đường vốn dĩ đã quá tải -  Quốc lộ 20 với tầng suất lớn là những gì mà người dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai đang trải qua trong những ngày thượng tuần tháng 9 này. Trong khi phương án đầu tư nâng cấp thì... vẫn còn nằm trên giấy. Theo Khu quản lý đường bộ 7, quốc lộ 20 đã hết hạn sử dụng từ lâu nhưng chưa được đại tu nâng cấp lần nào nên hiện đã trong tình trạng hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, nhu cầu lưu thông trên quốc lộ này hiện đã quá tải gần gấp 3 lần so với thiết kế ban đầu là 6.000 lượt xe/ngày đêm. Sự quá tải này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi việc vận chuyển Bauxite với mật độ xe trọng tải nặng dày đặt được tiến hành vào tháng tới, khiến nhân dân 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng – nơi đoàn xe vận chuyển Bauxite đi qua càng thêm lo lắng. Nếu không nhanh chóng nâng cấp, cứ 2 đến 4 phút mỗi chuyến xe tải 25 tấn của dự án Bauxite đi qua thì k

Lâm Đồng: Trên 62.682 tỉ đồng cho các dự án đường sắt

Hình ảnh
HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa thông qua quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổng kinh phí cho các dự án trên 62.682 tỉ đồng.Theo đó, tại TP Đà Lạt sẽ có 6 tuyến đường sắt đô thị monorail (đường tàu trên không), với tổng chiều dài 89,63 km. Trong đó: tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng (dự kiến dài 18,5 km); tuyến đi Langbiang (8,55 km); tuyến đi hồ Tuyền Lâm (15,78 km); tuyến ga Đà Lạt đi khu du lịch Thung lũng Tình Yêu - Khu đô thị Langbiang (6,9 km); tuyến đi ngã ba Tùng Lâm (11,7 km); tuyến ga Đà Lạt đi sân bay Liên Khương (28,2 km). Ngoài ra, sẽ có 3 tuyến đường sắt liên tỉnh gồm: khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng) dài 84 km; xây dựng tuyến mũi Kê Gà (Bình Thuận) - Tân Rai (Lâm Đồng) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) là đường sắt đa dụng dài 248,3 km (đoạn qua Lâm Đồng dài 97,6 km) để vận chuyển bauxite - nhôm; xây dựng tuyến Gia Nghĩa - Đà Lạt dài 150 km (đoạn qua Lâm Đồng 105 km). Cao Diên

Lâm Đồng: Cần sớm quy hoạch vùng nguyên liệu Dứa Cayenne

  Dứa Cayenne ở Đơn Dương (Lâm Đồng) đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ công nhận bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để cây dứa Cayenne ở Đơn Dương ngày càng phát triển đi lên, trở thành một trong loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. * Khẳng định thương hiệu Với ưu thế sinh trưởng và phát triển trên mọi địa hình đồi dốc, trồng xen với mọi loại cây trồng khác, cây dứa Cayenne đã có mặt ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) hơn 70 năm qua. Người tiêu dùng ở các tỉnh thành phía Nam cũng đã được thưởng thức hương vị thơm ngon có một không hai của loại sản phẩm này. Cây dứa cayenne ở Đơn Dương người dân quen gọi là dứa Đơn Dương hay còn gọi là cây thơm có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống dứa khác, như: trái lớn, thưa mắt, quả đều và đẹp, độ mật trong dứa cao, màu sắc vàng óng, hương thơm, ít đầu tư chăm sóc, phù hợp trên tất cả mọi địa hình đất, cho năng suất bình quân cao hơn nhiều so với các vùng dứa