Bài đăng

Lâm Đồng: Nguy cơ phá sản Dự án nuôi dê

Hình ảnh
Dự án kéo dài trong 6 năm (2004-2010), với tổng vốn đầu tư lên đến 31.956 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là đến năm 2010 phát triển lên đến 40.000 con/ 2000 hộ chăn nuôi, sản lượng thịt lên đến 400 tấn/năm. Tuy nhiên, dự án mới bắc đầu đi chưa đến ½ chặn đường đã có 67,8% tổng số đàn dê giống đã chết, làn thiệt hại trên 3.004 triệu đồng của Nhà nước – Đó là báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng về dự án “phát triển chăn nuôi dê vùng đồng bào dân tộc của tinh”. Dự án phát triển chăn nuôi dê vùng đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng do SNN&PTNT lập được UBNN tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 3637/QĐ-UBNN ngày 01/01/2004. Mục tiêu dự án là đến năm 2010 phát triển đàn dê vùng đồng bào dân tộc 40.000 con/2.000 hộ chăn nuôi, sản lượng dê thịt đạt 400tấn/năm nhằm giải quyết việc làm cải thiện thu nhập cho nông dân vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an ninh vùng đồng bào dân tộc tây nguyên. Quy mô dự án được đầu tư đến 12/12 huyện, thị

Lâm Đồng: Đìu hiu cây điều vùng Dự án

Hình ảnh
Năm 2006, từ dự án 393, huyện Đam Rông (một huyện mới của Lâm Đồng) đưa 80.000 cây điều ghép cao sản về cho người dân trồng, từ đó đã mở ra hy vong thoát nghèo cho người dân nơi đây. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn thì vì việc cho xuống giống một cách vô trách nhiệm, không đúng thời điểm của ngành chức năng địa phương dẫn đến 150ha/200ha điều bị chết - hàng tỷ đồng tiền đầu tư của Nhà nước đã trôi theo giấc mơ cây điều ghép và đẩy hơn 380 hộ dân tham gia dự án phải rơi vào tình cảnh điêu đứng… Hy vọng thoát nghèo… tan thành mây khói! Theo quyết định 393 của Chính phủ, huyện Đam Rông được phép chuyển đổi mục đích sử dụng 309ha đất rừng nghèo kiệt sang đất sản xuất nông nghiệp để cấp cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất tại địa phương. Sau khi thực hiện xong công tác giao đất, thông qua chương trình trợ giá, trợ cước giống cây trồng - vật nuôi, tháng 9/2006, ngành Nông nghiệp huyện Đam Rông đã đưa về gần 80.000 cây giống điều ghép giống cao sản, cấp cho trên 380 h

Lâm Đồng: Nỗi niềm người trồng địa lan

Hình ảnh
Chưa năm nào người trồng hoa lan ở Đà Lạt lại khốn đốn như năm nay, những vườn địa lan đang tươi tốt chờ “hốt bạc” thì đùng một cái lại vàng úa và chết rụi, có nơi chết sạch không còn lấy một cây làm cho người trồng lan khốn đốn. Còn ngành chức năng thì cũng…bó tay!. Liệu năm nay Đà Lạt sẽ sốt hoa địa lan? Tai hoạ bất ngờ… nông dân “tán gia bại sản”. Hoa Địa lan Đà Lạt Hiện nay, có khoảng 300 – 400 hộ tham gia trồng lan với hàng tăm nghìn chậu hoa của người dân trồng hoa lan ở Đà Lạt đã chết rụi giữa vườn đang chờ khổ chủ bưng đi đổ. Anh Lê Văn Khánh, phường 3, Đà Lạt buồn rầu nói: “Tôi có 30 ngàn chậu năm nay thu hoạch thì bị chết hơn 60%, và 15 ngàn cây mô cũng chết sạch luôn; công lao và vốn bỏ ra gần 400 trệu đồng bỏ ra bốn năm nay giờ bị dịch bệnh cướp sạch. Chưa có năm nào dịch bênh lại tàn phá giữ dôi như năm nay, không kịp trở tay”. Còn anh Cao Quảng Phú, khu An Sơn – phường 3 có trên 20 ngàn chậu bị chết đau xót nói: “ Bao nhiêu tiền của, công sức đầu tư vào vườn

Thời gian…!

Hình ảnh
Một buổi chiều muộn, tôi tới tìm em sau một thời gian dài xa cách. Mặc dù tôi nghe nói rằng em bây giờ đã khác ngày xưa nhiều lắm, tôi vẫn muốn gặp em: Người com gái của mối tình đầu!         Ngồi trước mặt tôi là một phụ nữ mập mạp, có phần lôi thôi với chiếc quần vải hoa đen mà tôi nhớ chỉ những người buôn bán, hoặc những cô gái quê mùa đã yên bề gia thất mới hay mặc, với hai bên ống được xoắn lên so le nhau đầy cọc cạch. Còn chiếc áo dài tay khá cũ và được cách điệu thành một chiếc áo khoác với hàng cúc không cài ngoài một nút duy nhất ở hàng trên cùng, bên trong là một chiếc áo phông màu vàng nhạt, dài phủ xuống đùi, nơi đặt đôi bàn tay xù xì. Nó không phải là đôi bàn tay xù xì do lao động,   nhà em giàu có lắm mà, và tôi biết rằng em cũng không phải làm những công việc nặng nhọc, em là một tiểu thư – Dù ngày xưa trong ký ức của tôi hay hôm nay cũng vậy – Chỉ vì em giờ mập quá nên bàn tay trở nên đẫy đà, đầy lên từng đốt. Em nhìn về phía tôi, khuôn mặt tròn và phình

Lâm Đồng: Lúa "điếc" - Nông dân lãnh đủ

Hình ảnh
  Mấy chục năm trồng lúa, chưa khi nào người nông dân huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) gặp phải cảnh trồng lúa lại thu hoạch…cỏ như năm nay. Khoảng 300 hộ dân trồng giống lúa PC-10 do Công ty CP giống cây trồng Nha Hố cung cấp – đã bị “điếc”, đẩy những người dân nơi đây đối mặt với cái đói.           Lúa không hạt      Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Hà - Chủ tịch xã Tân Văn, huyện Lâm Hà cho biết: đầu mùa vụ có một cán bộ Công ty CP giống cây trồng Nha Hố (có trụ sở đóng tại xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đến giới thiệu với bà con nông dân trong xã giống lúa PC-10 cho năng suất cao, và khẳng định chất lượng giống tốt nên nông dân đổ xô mua giống về gieo trồng. Tuy nhiên, sau hơn một trăm ngày chăm bón, 63ha lúa của gần 300 hộ dân, không kết hạt. Chị Bạch Thị Tươi - ở thôn Hà Trung, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà - buồn bã: “Vụ đông xuân vừa qua, nhà tôi gieo trồng hơn 2 sào (2.000m 2 ) - giống lúa PC-10 mua ở đại lý do Công ty Nha Hố phân phối tại địa phương

Lâm Đồng: Giải pháp nào cho cây điều

Hình ảnh
Cả các cơ quan có trách nhiệm lẫn người trồng điều ở Lâm Đồng đang bận lòng với nỗi trăn trở “bỏ thì thương, vương thì tội”. Thực trạng tệ hại của cây điều ở Lâm Đồng là không thể chối cãi. Rõ ràng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập nhập cho người dân là việc đáng làm. Tuy nhiên, việc ồ ạt chuyển đổi cây điều sang trồng một số loại cây công nghiệp khác có phải là lựa chọn tốt nhất hiện nay? Vì đây là loại cây công nghiệp lâu năm, cần phải duy trì, nhất là trên đất đồi gò như ở 3 huyện phía Nam ?   cây điều thời hoàng kim   Cây điều đã được nhắc đến như kỳ tích vì cây điều là loại nông sản duy nhất được chế biến sâu trước khi xuất khẩu, đem lại giá trị gia tăng cao. Trong khi đó, nước ta còn phải hơn 90% các loại nông sản khác vẫn được xuất khẩu thô hay chỉ mới sơ chế. Và ngành chế biến hạt điều xuất khẩu đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn công nhân tại chỗ ở khắp vùng Tây nguyên. Hơn thế nửa, cây điều từ lâu đã gắn liền với chính

Lâm Đồng: Ve sầu "tấn công" cà phê

Hình ảnh
Noâng daân troàng caø pheâ laâm ñoàng ch ư a h ế t khoù kh ă n khi giaù caû loaïi caây naøy trong nhieàu naêm qua lieân tuïc baáp beânh,  ñeán th ờ i naøy khi giaù caø pheâ coù ph ầ n nh ỉ nh h ơ n thì ngöôøi noâng daân ph ả i ñ ố i m ặ t v ớ i m ộ t khó kh ă n m ớ i- ñoù laø 30.000 ha caø pheâ ñang th ờ i k ỳ cho traùi b ỗ ng d ư ng vaøng uùa, r ụ ng qu ả , nhi ề u caây b ậ t g ố c vì khoâng coøn r ễ do ve s ầ u gaây h ạ i. Đ i ề u ñaùng  noùi laø ve saâu “taán coâng” caây caø pheâ  moät caùnh döõ doäi nhö vaäy nhöng ng ườ i noâng daân vaø nghaønh ch ứ c n ă ng ñ ề u “boù tay” nhìn nhöõng vöôøn caø pheâ cheát daàn… vì ch ư a có thu ố c ñ ặ t tr ị …! …ve sầu “bao vây” cây cà phê… Đã nhiều tháng qua, người dân ở huyện Di Linh – vùng đất vốn được mệnh danh là “vương quốc cà phê” của tỉnh Lâm Đồng phải sống trong lo âu vì hàng chục ngàn hécta cà phê đang thời kỳ cho trái và chỉ vài tháng nữa là đến kỳ thu hoạch nhưng có nguy cơ mất trắng, do nạn