Bài đăng

VÌ ĐÂU VIRERI LẠI PHÁ SẢN?

Hình ảnh
Bài 1: VÌ ĐÂU VIRERI LẠI PHÁ SẢN? Trong những ngày qua, dư luận lại xôn xao khi hay tin Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 115 cho phép việc (Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam) phá sản 12 đơn vị trong đó có 8 đơn vị đứng chân trên địa bàn Lâm Đồng vì không thể gượng lại được nữa - Đó là điều tất yếu của hàng loạt sai phạm trước đó. Việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị ồ ạt mà phần lớn các loại máy đã qua sử dụng. Có những loại máy  sản xuất từ năm 1988, nhưng sau năm 2000 mới mua về, cộng với tiền tỉ đổ ra đầu tư nghiên cứu giống, nhưng lại không áp dụng vào tực tiễn, dẫn đến việc Viseri phải nhập khẩu từ 60 đến 70% các giống trứng và tơ từ Trung Quốc để sản xuất- mà một số là nhập trôi nổi, chất lượng thường. Đó là chưa kể những giống kén sau một mùa sản xuất, cho năng xuất cao thì ngay lập tức, giá cắn đang ở mức 20 đến 27 ngàn đồng kg, bỗng vọt lên 40 ngàn đồng, thậm chí có lúc vọt lên 47 ngàn đồng kg nên các nhà máy của Viseri phải tạm thời đóng cử

Lâm Đồng: Chủ tịch xã đánh dân lúc nửa đêm

Hình ảnh
Mấy ngày qua, người dân ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) bức xúc về việc anh Nguyễn Phong, 41 tuổi, trú tại thôn Phát Chi, xã Trạm Hành bị ông Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho người gọi lên làm việc giữa đêm khuya và đánh dã man. Nhận được đơn tố cáo, chúng tôi tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng để gặp anh Nguyễn Phong. Theo kết quả điều trị của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, anh Nguyễn Phong bị đánh chấn thương ở đầu và ngực. Sức khỏe vẫn còn rất yếu và chưa hết bàng hoàng, anh Phong kể: Khoảng 22h30 ngày 3/8, khi tôi đang ngủ ở nhà thì được ông Lê Hải Châu, Trưởng công an xã Trạm Hành tới thông báo với nội dung ông Trần Anh Quốc, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho gọi tôi lên trụ sở UBND xã Xuân Trường có việc rất gấp. Dù đêm hôm khuya khoắt nhưng nghe ông Chủ tịch “triệu hồi”, anh Phong đành tức tốc chạy xe lên UBND xã. Tới UBND xã Xuân Trường, anh Phong thấy ông Trần Anh Quốc, ngồi cùng ông Hiển, công an xã và ông Phúc, Trưởng Trạm y tế xã Xuân Trường. Anh Phong da

Lâm Đồng: Lật lại vụ án - Tát học trò, thầy giáo bị sa thải

Hình ảnh
Theo Bộ luật Lao động, vi phạm trên chỉ có thể bị khiển trách hoặc chuyển công việc khác trong sáu tháng. Năm 2004, ông Lê Cao Tánh được Trường THPT bán công Nguyễn Du (Đà Lạt, Lâm Đồng) ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Làm giáo viên tại đây được hai năm thì ông gặp sự cố. Một học sinh thấy ông đi ngang qua đã gọi tên ông ra chửi bậy. Khi ông kêu lên hỏi, em này tỏ thái độ hỗn hào khiến ông tức quá tát cho mấy cái chảy máu mũi. Vài ngày sau, ông bị hiệu trưởng ra quyết định tạm đình chỉ công tác. Sau đó, nhà trường đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với ông. Đầu năm 2007, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Sở GD&ĐT, hiệu trưởng đã ra quyết định sa thải ông. Không đồng ý, ông Tánh đã khiếu nại nhưng nhà trường vẫn giữ nguyên quyết định. Tháng 7-2007, ông Tánh khởi kiện vụ án lao động ra TAND TP Đà Lạt. Trong đơn kiện, ông yêu cầu tòa án xử hủy quyết định sa thải, buộc nhà trường bố trí cho ông làm việc trở lại, đồ

Lâm Đồng: Vụ thầy giáo tác học trò - 5 năm đi tìm công lý

Hình ảnh
Sau 5 năm từ ngày thua kiện trước tòa lao động sơ thẩm lẫn phúc thẩm, thầy giáo Tánh theo học Nghiệp vụ Luật sư tại Học viện tư pháp Hà Nội. Đến ngày nay thầy Tánh chính thức trở thành luật sư. Việc đầu tiên “Thầy cải” nầy thực hiện là đòi lại công lý cho chính mình. Theo kháng nghị của Viện KSND tối cao, hành vi đánh học sinh của thầy giáo chưa đến mức phải sa thải và đề nghị tòa lao động TAND tối cao đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng lẫn sơ thẩm của TAND TP Đà Lạt. * Cái tát…nát sự nghiệp. Ngày 31 tháng 12 năm 2004, Ông Lê Ngọc sử Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Bán công Nguyễn Du ký hợp đồng làm việc số 56 với ông Lê Cao Tánh, có thời hạn không xác định. Sáng 12-12-2006, học sinh Nguyễn Hòang Minh Trí (10B2) vô cớ xúc phạm ông Tánh và bị ông Tánh tai chảy máu mũi. Ngày 14/12/2006, Hiệu trưởng Trường bán công Nguyễn Du ra quyết định số 01/QĐ-KL tạm đình chỉ công tác đối với ông Tánh. Ngày 23/12/2006, trường bán công Ngu

Lâm Đồng: Nguy cơ xóa sổ cây điều

Hình ảnh
( Dân Việt) - Nguy cơ xóa sổ cây điều ở Lâm Đồng đang trở thành hiện thực khi nông dân không còn mặn mà với loại cây “xóa đói, giảm nghèo” này. Giá bấp bênh, dịch bệnh hoành hành Cây điều đã có mặt ở vùng đất phía nam tỉnh Lâm Đồng trên 30 năm. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây hàng trăm ha điều đã bị người dân phá bỏ để trồng các loại cây nông nghiệp khác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này do giá cả bấp bênh. Hiện tại, 1kg điều tươi loại đẹp chỉ bán được với giá 8.000 đồng, trong khi đó 1ha điều trung bình mỗi năm chỉ cho thu hoạch 2,5 tạ. Bên cạnh đó, các loại sâu bệnh liên tục phá hoại khiến nhiều năm điều bị mất trắng.                                Cây điều từng là cây xóa đói giảm nghèo của Tây Nguyên. Ông Đặng Thanh Minh, ở xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai cho biết: Lý do tôi chặt bỏ vườn điều vì 1ha mì cao sản cho thu nhập mỗi năm không dưới 120 triệu đồng; con số này của cây ca cao là 100 triệu đồng; một số cây ăn quả khá

Lâm Đông: Trồng lúa, thu hoạch ...cỏ

Hình ảnh
QĐND - Chủ Nhật, 10/07/2011, 5:52 (GMT+7) QĐND - Vụ chiêm xuân 2011, hàng ngàn hộ nông dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng gieo trồng hàng trăm héc-ta lúa giống PC-10, do Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố cung cấp, đã bị thất thu nặng vì lúa không trổ bông. Chưa khi nào người nông dân huyện Lâm Hà gặp phải cảnh trồng lúa lại thu hoạch… cỏ như năm nay. Xót xa những cánh đồng úa vàng Những ngày cuối tháng 6 vừa qua, chúng tôi về xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, gặp những cánh đồng lúa lá cháy úa vàng, cảm thấy xót xa, thương cảm với những người nông dân một nắng hai sương, bởi đã mua phải giống kém chất lượng nên lúa không trổ bông. Ông Lê Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Tân Văn cho chúng tôi biết: - Trước vụ chiêm xuân năm nay, cán bộ Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố (trụ sở đóng tại xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đến giới thiệu với bà con nông dân trong xã giống lúa PC-10 cho năng suất cao và khẳng định chất lượng giống tốt. Tin vào lời giới thiệu về chất lượng của

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

Hình ảnh
Nhắc đến Đà Lạt là nhắc đến xứ sở của sương mù, thành phố của ngàn hoa, thành phố của tình yêu… và cũng không mấy ngoa khi gọi nơi đây là thiên đường nơi trần thế, hay là chốn dừng chân tuyệt vời cho lữ khách thập phương. Nằm ở độ cao trên 1.500 mét, quanh năm ít thấy ánh nắng chói chang dẫu giữa trưa hè mà chỉ thấy sương mù vây phủ giữa điệp trùng hoa. Từ xa trông thành phố thoắt ẩn thoắt hiện sau những áng mây lơ lửng giữa lưng chừng trời, thật khó dùng ngôn từ để diễn tả cái tưởng chừng như thật, nửa huyền hư ấy. Dù là người phàm trần, chúng ta cũng không sao khỏi xao xuyến khi lần đầu được đặt chân lên thành phố. Ta có thể sẽ không diễn đạt nỗi bằng lời trước cảnh đất trời vào đêm, song những ấn tượng chúng ta sẽ cảm nhận được như cái se se lạnh lẫn trong chút hương dạ lan thoang thoảng giữa núi ngàn thì sẽ “ngàn năm còn nhớ”. Còn với những thi nhân, có lẽ mọi sự diễn đạt đều dễ dàng hơn. Tuy nhiên với Đà lạt thì không phải bao giờ, khi nào thi nhân cũng “lột tả hết” “cái thần