Bài đăng

Lâm Đồng: Doanh nghiệp ngang nhiên phá rừng, bán đất

Hình ảnh
QĐND - Gần đây, hàng trăm người dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bức xúc khi chứng kiến cảnh hàng chục héc-ta rừng phòng hộ và những vườn cà phê đang thu hoạch của họ bị Doanh nghiệp tư nhân Duy Hà (DNTN Duy Hà) ngang nhiên đốn hạ, san ủi để bán đất… Doanh nghiệp “ủi nhầm” đất của dân? Có mặt tại các tiểu khu của rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, thuộc địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi chứng kiến hàng ngàn cây thông và hàng chục héc-ta cà phê đang trong thời kỳ thu hoạch của bà con bị ủi lấp nằm ngổn ngang. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biết, từ đầu năm 2008, DNTN Duy Hà được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho thuê 52,5ha đất rừng tại tiểu khu 114, thuộc địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương để triển khai dự án sản xuất nông lâm nghiệp công nghệ cao; chăn nuôi gia súc; trồng, khảo nghiệm một số loại cây, hoa đặc hữu kết hợp với quản lý bảo vệ rừng. Sau khi được thuê đất, doanh nghiệp không những không triển khai dự án theo giấy chứng n

Nguy cơ “xóa sổ” cây a-ti-sô ở Đà Lạt

Hình ảnh
Nằm ở độ cao trên 1.500 mét, Đà Lạt là “vùng đất hứa” cho những loại nông sản ôn đới. Ngoài các loại rau, hoa, Đà Lạt còn có một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm mà nhiều nơi trên đất nước ta không trồng được-đó là cây a-ti-sô. Điều đáng nói ở đây là do giá cả bấp bênh nên những người trồng loại cây này đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.. Đến Đà Lạt những ngày này, chúng tôi nhận thấy sự thất vọng hiện trên nét mặt lam lũ của những người nông dân đã gắn bó với những vườn a-ti-sô từ bao đời nay, bởi giá hiện nay đã xuống đến mức thấp không thể thấp hơn, khiến người trồng loại dược liệu này lâm vào cảnh “ bỏ thì thương, vương thì nợ ”. Những vườn A-ti-sô còn sót lại Không giống như một số loại cây thực phẩm, dược liệu khác, cây a-ti-sô từ thân, lá đến bông đều hữu ích, trong đó đáng chú ý nhất là phần lá – phần chứa hợp chất Cynaphytol nhiều nhất và là nguyên liệu chính để chế biến các sản phẩm dược liệu đặc biệt. Nhưng đối với đa số người dân Đà Lạt thì lợi ích

Lâm Đồng: Rừng thông Lạc Dương bị chặt phá

Hình ảnh
QĐND - Đi trên đường 723 nối liền hai thành phố du lịch Nha Trang và Đà Lạt, du khách không khỏi xót xa bởi những cánh rừng thông đẹp như tranh ngày nào giờ đang bị chặt phá nham nhở. Cả trăm héc-ta rừng với hàng chục nghìn cây thông đã bị tiện gốc, cắt đứt toàn bộ phần mô biểu bì dẫn nhựa nuôi cây khiến cây thông bị chết dần chết mòn… CƠN LỐC PHÁ RỪNG, CHIẾM ĐẤT Có mặt tại tiểu khu 118, thuộc địa phận xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi chứng kiến hàng trăm cây thông ba lá khoảng 20 năm tuổi trong những vạt rừng nằm sát tỉnh lộ 723 đã bị chặt hạ. Với những cây thông lâu năm có đường kính gốc từ 20 đến 50cm thì bị tiện gốc còn đang “rỉ máu”. Cạnh những gốc thông vừa bị chặt hạ là những rẫy cà phê vừa được trồng còn chưa bén rễ. Ông Liêng Jrang Ha Phim, người dân tộc K’ho cho biết: Đầu mùa khô, nơi đây vẫn còn là một rừng thông xanh tốt, nhưng thời gian gần đây, cả cánh rừng thông này đều bị chết đứng. Để qua mặt cơ quan chức năng, bọn lâm tặc không dù

Lâm Đồng: Heo chết hàng loạt, ngành thú y đứng ngoài cuộc

Hình ảnh
Gia đình ông Nguyễn Xuân Quang, ở khu phố 2, phường 2, thành phố Bảo Lộc rất lo lắng vì đàn heo 24 con ngã bệnh, trong đó 8 con đã chết. Mặc dù trước đó gần 2 tháng, đàn heo đã được tiêm vắc xin phòng tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy. Đàn heo này có các triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, xuất hiện nhiều chấm đỏ, có con tím vùng tai và ức. Khi chúng tôi có mặt tại nhà ông, trong chuồng vẫn còn 5 con đang nằm thoi thóp. Quan sát chúng tôi thấy, con heo này đang bị sốt, khó thở, trên vùng da nổi nhiều mẩn đỏ.    Heo chết không rõ nguyên nhân Bà Phi Thục cùng ở khu phố 2, phường 2 ở gần đó cho biết: “Rất nhiều hộ chăn nuôi trong khu phố có heo mắc bệnh. Ban đầu chỉ một con, sau đó lây lan cả đàn. Mọi người phát hiện heo đang có bệnh nên đã bán hết, hiện không ai dám nuôi trở lại. Gia đình tôi cũng vậy!”. Chị Nguyễn Thị Sen, ở thôn 2, xã Đam Bri, cho biết: Cách đây hơn nửa tháng, một con heo trong chuồng ngã bệnh rồi lăn ra chết. Một ngày sau, một con khác lại có triệu chứ

Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Quốc tế phải chịu trách nhiệm

Hình ảnh
Trong những ngày qua, hàng trăm người nông dân ở huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm đồng rất hoang mang vì nhiều người đã vay tiền để trồng khoai tây công nghiệp do Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế trực tiếp đứng ra hợp đồng. Thế nhưng, ngay vụ trồng đầu tiên hàng trăm nông hộ đã phải rơi vào cảnh lao đao, nợ nần chồng chất bởi giống khoai Atlantic mà người dân trồng chỉ mang tính thử nghiệm! * Vì đâu nên nỗi! Ông Phạm Tấn Đồng, ngụ tại thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương hợp đồng với Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Quốc tế trồng 6 sào khoai tây Atlantic, sau hơn 2 tháng cần mẫn chăm sóc, thu được hơn 3 tấn củ cả lớn lẫn nhỏ. Trừ đi 8,4 triệu đồng tiền giống và trên 15 triệu đồng tiền phân bón, chưa kể tiền làm đất, công lao đong…^.  gia đình ông đã bị “mat”^' trên 15 triệu đồng! Vợ và con gái  của ông Đồng cay đắng than thở: “Lúc đầu nghe mấy ông ở Công ty nói ngon ăn quá nên gia đình cũng mạnh dạn trồng tới 6 sào, lúc khoai lên được

Lâm Đồng: Gần 4 năm - dang dở một trường tiểu học

Hình ảnh
Trường tiểu học K’long (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) do quá chật hẹp, bị xuống cấp nghiêm trọng và phải dồn hơn 50 em một lớp. Trước bức xúc của phụ huynh học sinh và của nhà trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng mới trường tiểu học này. Tuy nhiên, sau gần 4 năm công trình chưa hoàn thành và bị bỏ hoang… DỰ án xây dựng Trường tiểu học K’Long (gồm 16 phòng học và khu làm việc) được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và giao cho trường trực tiếp làm chủ đầu tư. Đơn vị trúng thầu là Công ty Lâm sản Lâm Đồng. Công Ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hòa Bình (Đà Lạt) được giao nhiệm vụ tư vấn và công trình Trường tiểu học K’Long được khởi công xây dựng vào tháng 5-2004. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm học 2006-2007. Phụ huynh học sinh rất phấn khởi. Nhưng đến tháng 2-2005, khi công trình thi công đã đạt được 80% khối lượng, thì một số người có trách nhiệm phát hiện có một vết nứt tại nền đất rộng 15cm, th

Biến rác thành phân bón

Hình ảnh
(Dân Việt) - Xem quy trình biến rác thành phân của ông Nguyễn Hòa, bên hồ Xuân Hương ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), nhiều người phải thốt lên: Đơn giản thế mà lâu nay chẳng ai biết tận dụng. Ông Nguyễn Hòa (trái) bên chiếc máy xay rác. Cứ sau những đợt mưa lũ, có hàng trăm, thậm chí cả nghìn tấn rác các loại từ thượng nguồn đổ dồn về hồ Xuân Hương. Mỗi tháng, thành phố Đà Lại phải chi vài chục triệu đồng vận chuyển rác về bãi rác. Nhưng từ khi chiếc máy xay với công suất 10 mã lực, hàng trăm tấn rác trôi dạt trên mặt hồ Xuân Hương Đà Lạt đã được biến thành phân hữu cơ cung cấp cho nông dân và cả Nhà máy  Chế biến  phân bón. Ông Nguyễn Hòa thổ lộ: "Tôi ấp ủ việc chế tạo máy chế biến rác thành phân từ lâu rồi vì điều này hạn chế được ô nhiễm ở hồ và trong quá trình vận chuyển rác đến nơi tiêu hủy. Chưa kể phân còn tạo nguồn thu nhập nữa" Nói là làm đúng với bản chất của một người nông dân, sau nhiều năm mày mò, tháng 7-2010, chiếc máy xay rác