Bài đăng

Những câu nói “bất hủ” của ông Nguyễn Bá Thanh.

Hình ảnh
Những câu nói “bất hủ” của ông  Nguyễn Bá Thanh , Trưởng Ban Nội chính Trung ương.  Ông  Nguyễn Bá Thanh , Trưởng Ban Nội chính Trung ương Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ Ngày 24.9.2013, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho rằng đấu tranh chống tham nhũng rất khó khăn không thể trong ngày một ngày hai, có những vụ chưa được xử lý thỏa đáng do pháp luật chưa hoàn thiện, không bắt tận tay thì khó kết tội tham nhũng mà chuyển tội danh cố ý làm trái quy định Nhà nước. Nhưng ông Thanh khẳng định sẽ xử lý tất cả các vụ tham nhũng từ nhỏ đến lớn. “Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lý”, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh. Không để đồng tiền lấn át nhân cách Tại buổi gặp cán bộ làm trong ngành LĐ-TB-XH TP. Đà Nẵng, ông nói: “lãnh đạo sở phải theo sát các trung tâm trực thuộc, không được lơ là kiểm tra. Nếu lơ ra mấy anh này thụt két là chết ngay. Anh nào lấy tiền

Ông Nguyễn Bá Thanh đã từ trần!

Hình ảnh
Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, hôm nay (13-2), ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã từ trần tại nhà riêng, sau khi được chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng, TP.Đà Nẵng về nhà . Ông Nguyễn Bá Thanh Đầu giờ chiều 13-2, ông Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, trưa ngày 13-2 ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng Ban Nội chính trung ương) đã được đưa về nhà để chờ để chọn giờ để trút hơi thở cuối cùng.  Theo ông Chiến, đội ngũ y bác sĩ của BV Đa khoa Đà Nẵng đã tân tình cứu chữa cho ông Thanh tuy nhiên vì bệnh tình quá nặng nên ông Thanh đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu và không thể cứu chữa được nữa. Xe của bệnh viện dừng trước cửa nhà ông Bá Thanh “Theo nguyện vọng của gia đình anh Thanh thì chúng tôi đã cho xe đưa anh Thanh về nhà để mất bên cạnh gia đình. Anh ấy đã về nhà. Theo phong tục thì sau khi đưa về nhà, gia đình sẽ xem giờ để rút ống cho anh ấy. Anh ấy đã không qua khỏi cơn bạo bệnh”, ô

Hoa Hồng Đà Lạt tăng giá gấp 5 lần trước lễ tình nhân

Hình ảnh
Mấy ngày qua, nhiều nhà vườn trồng hoa tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bắt đầu thu hoạch hoa hồng cung cấp cho dịp lễ ngày lễ Tình nhân (14-2) sắp tới. Dù chưa tới lễ nhưng hoa hồng đã tăng giá gấp 4-5 lần so với ngày thường và không đủ hàng để bán. Cụ thể, tại làng hoa Vạn Thành (vùng trồng hoa hồng lớn nhất Đà Lạt), giá hồng đỏ từ 1.200 – 1.800 đồng/cành tăng lên 7.000 – 8.000 đồng/cành; các loại hồng màu vàng, cánh sen, trắng, hồng phớt từ 1.000 – 1.200 đồng/cành tăng lên 4.500 – 5.500 đồng/cành. Theo một số tiểu thương cho biết, mặc dù hoa hồng tăng giá gấp 3-4 lần so với ngày thường, nhưng rất có thể trong vài ngày tới, giá hoa hồng các loại sẽ còn tiếp tục tang. “Chúng tôi hiện có quá nhiều đơn đặt hàng hoa hồng Đà Lạt trong vài ngày tới nhưng cung không đủ cầu” - một tiểu thương ở chợ Đà Lạt cho biết. Theo một số nhà vườn, một trong những nguyên nhân khiến hoa hồng Đà Lạt tăng cao là do năm nay thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh trên cây hoa hồng trong thời

Giải pháp nào cho nông dân nuôi bò sữa?

Hình ảnh
(Cadn.com.vn) - Ngày 19-1-2015, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đại diện Cty Dalat Milk thừa nhận sai, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng thừa nhận đã không kiểm soát được đàn bò sữa tại địa phương. Trong khi đó, UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đưa ra được giải pháp nào cho nông dân nuôi bò. Như chúng tôi đã thông tin, trong những ngày đầu năm 2015, hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa tại H. Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đem hàng ngàn lít sữa bò nguyên liệu đi đổ vì một phần là để phản ứng công ty “lật kèo”, và một phần là do việc phát triển đàn bò thiếu định hướng của địa phương, dẫn đến “khủng hoảng thừa” làm cho người nông dân điêu đứng. Ngày 19-1, Sở Thông tin- Truyền thông Lâm Đồng tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ sữa trên địa bàn. Đại diện Cty Dala

Vì đâu nông dân đem sữa bò đi đổ bỏ?

Hình ảnh
Trong những ngày đầu năm 2015, hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đem hàng ngàn lít sữa bò nguyên liệu đi đổ vì một phần là để phản ứng công ty “lật kèo”, và một phần là do việc phát triển đàn bò thiếu định hướng của địa phương, dẫn đến “khủng hoản thừa” làm cho người nông dân điêu đứng. Giải pháp nào cho nông dân nuôi bò? Những con bò sữa trăm triệu có nguy cơ bị bán tháo! Doanh nghiệp “lật kèo” – nông dân lãnh đủ! Những ngày đầu năm 2015, chúng tôi về huyện Đơn Dương, khi phãi chứng kiến cảnh hàng chục hộ dân chăn nuôi bò sữa của hai xã Tu Tra, Đạ Ròn đã tập trung tại trạm thu mua sữa của Cty Cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk; đã chuyển nhượng lại cho TH True Milk) để phản đối về việc công ty này “lật kèo” đưa ra hạn mức chỉ thu mua giới hạn 16 lít sữa/con bò/ngày. Quy định đó hoàn toàn ngược với hợp đồng đã được ký kết trước đó giữa Dalat Milk với những nông hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương, là đơn vị sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩ

Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: Thi công … không cần giấy phép?

Hình ảnh
Việc giải cứu những công nhân vừa kết thúc, chủ đầu tư phát biểu coi tai nạn như bất khả kháng. Tuy nhiên theo dư luận thì đó chỉ là lời nguỵ biện của chủ đầu tư. Vì Biết địa chất yếu, chủ đầu tư vẫn cố xây thủy điện mà không cần giấy phép thay đổi thiết kế! Thi công khi chưa được phép thay đổi thiết kế. Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết, Cty CP Đầu tư và xây dựng điện Long Hội (Cty Long Hội) được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 19/8/2009, là chủ đầu tư thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo với công suất lắp máy 23 MW, tổng mức đầu tư hơn 652 tỷ đồng. Công trình được chính thức khởi công năm 2009 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 12/2011. Tuy nhiên, sau đó, Cty Long Hội xin điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, sẽ phát điện cuối năm 2014. Theo đó, chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế thủy điện Đạ Dâng từ phương án hầm dẫn nước sang phương án hầm dẫn nước kết hợp kênh dẫn nước. Căn cứ quy định hiện hành quản lý dự án đầu tư và cấp phé

Vụ sập hầm thủy điện: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hình ảnh
(PLO)- Sau khi 12 nạn nhân của vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng được xuất viện, đây là lúc xem xét lại nguyên nhân và trách nhiệm trong vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này Vụ việc đã gây chấn động cả nước, nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, đến tận hiện trường chỉ đạo trực tiếp cùng với sự tham gia của 11 lực lượng Trung ương và 21 lực lượng trong tỉnh, quân số lên đến trên 750 người. Hầm sập - Chủ đầu tư đi đâu? Khi tai nạn xảy ra, điều cần tập trung hàng đầu là số phận của 12 công nhân bị mắc kẹt. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trực tiếp gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có công điện chỉ đạo huy động mọi lực lượng, khẩn trương triển khai các biện pháp cứu nạn, cứu hộ. Đích thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các bộ trưởng Xây dựng, Công thương, Y tế có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ. Hai bộ trưởng lội nước trong hầm Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã chủ động vào cuộc kịp thời, bám sự cố, triển khai lực lượng