Bài đăng

Lâm Đồng: Nguy cơ xóa sổ cây điều

Hình ảnh
( Dân Việt) - Nguy cơ xóa sổ cây điều ở Lâm Đồng đang trở thành hiện thực khi nông dân không còn mặn mà với loại cây “xóa đói, giảm nghèo” này. Giá bấp bênh, dịch bệnh hoành hành Cây điều đã có mặt ở vùng đất phía nam tỉnh Lâm Đồng trên 30 năm. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây hàng trăm ha điều đã bị người dân phá bỏ để trồng các loại cây nông nghiệp khác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này do giá cả bấp bênh. Hiện tại, 1kg điều tươi loại đẹp chỉ bán được với giá 8.000 đồng, trong khi đó 1ha điều trung bình mỗi năm chỉ cho thu hoạch 2,5 tạ. Bên cạnh đó, các loại sâu bệnh liên tục phá hoại khiến nhiều năm điều bị mất trắng.                                Cây điều từng là cây xóa đói giảm nghèo của Tây Nguyên. Ông Đặng Thanh Minh, ở xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai cho biết: Lý do tôi chặt bỏ vườn điều vì 1ha mì cao sản cho thu nhập mỗi năm không dưới 120 triệu đồng; con số này của cây ca cao là 100 triệu đồng; một số cây ăn quả khá

Lâm Đông: Trồng lúa, thu hoạch ...cỏ

Hình ảnh
QĐND - Chủ Nhật, 10/07/2011, 5:52 (GMT+7) QĐND - Vụ chiêm xuân 2011, hàng ngàn hộ nông dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng gieo trồng hàng trăm héc-ta lúa giống PC-10, do Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố cung cấp, đã bị thất thu nặng vì lúa không trổ bông. Chưa khi nào người nông dân huyện Lâm Hà gặp phải cảnh trồng lúa lại thu hoạch… cỏ như năm nay. Xót xa những cánh đồng úa vàng Những ngày cuối tháng 6 vừa qua, chúng tôi về xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, gặp những cánh đồng lúa lá cháy úa vàng, cảm thấy xót xa, thương cảm với những người nông dân một nắng hai sương, bởi đã mua phải giống kém chất lượng nên lúa không trổ bông. Ông Lê Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Tân Văn cho chúng tôi biết: - Trước vụ chiêm xuân năm nay, cán bộ Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố (trụ sở đóng tại xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đến giới thiệu với bà con nông dân trong xã giống lúa PC-10 cho năng suất cao và khẳng định chất lượng giống tốt. Tin vào lời giới thiệu về chất lượng của

“ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” CỦA HÀN MẶC TỬ

Hình ảnh
Nhắc đến Đà Lạt là nhắc đến xứ sở của sương mù, thành phố của ngàn hoa, thành phố của tình yêu… và cũng không mấy ngoa khi gọi nơi đây là thiên đường nơi trần thế, hay là chốn dừng chân tuyệt vời cho lữ khách thập phương. Nằm ở độ cao trên 1.500 mét, quanh năm ít thấy ánh nắng chói chang dẫu giữa trưa hè mà chỉ thấy sương mù vây phủ giữa điệp trùng hoa. Từ xa trông thành phố thoắt ẩn thoắt hiện sau những áng mây lơ lửng giữa lưng chừng trời, thật khó dùng ngôn từ để diễn tả cái tưởng chừng như thật, nửa huyền hư ấy. Dù là người phàm trần, chúng ta cũng không sao khỏi xao xuyến khi lần đầu được đặt chân lên thành phố. Ta có thể sẽ không diễn đạt nỗi bằng lời trước cảnh đất trời vào đêm, song những ấn tượng chúng ta sẽ cảm nhận được như cái se se lạnh lẫn trong chút hương dạ lan thoang thoảng giữa núi ngàn thì sẽ “ngàn năm còn nhớ”. Còn với những thi nhân, có lẽ mọi sự diễn đạt đều dễ dàng hơn. Tuy nhiên với Đà lạt thì không phải bao giờ, khi nào thi nhân cũng “lột tả hết” “cái thần

Lâm Đồng: Nông dân "lao đao" vì rau rớt giá

Hình ảnh
Mấy ngày nay, người trồng rau ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Tp Đà Lạt (Lâm Đồng) lại thêm một lần lao đao vì rau rớt giá liên tục, Không ít hợp tác xã và hộ sản xuất rau đang phải ngậm ngùi nhổ bỏ các loại rau ... để tiếp tục đầu tư vụ mới. Tuy nhiên, một nghịch lý đã xảy ra là nông dân thì nhổ bỏ vì không bán được còn giá bán các loại rau này   tại TP HCM và nhiều nơi khác vẫn cao ngất ngưởng… Nông dân nhổ rau đi đổ… Tại cánh đồng rau Lạc Lâm, Lạc Xuân, Quảng Lập, Ka Đô, Tu Tra, Próh, Thạnh Mỹ (Đơn Dương), chúng tôi gặp Ông Nguyễn Quốc Huy, nghe chúng tôi hỏi, như cởi được tấm lòng, ông cho biết: “Trước Tết, tôi mua hết 25 triệu đồng tiền giống cây giống. Đến bây giờ, mất 3 tháng trồng, chăm sóc cải thảo nhà tôi đã sắp trổ ngồng trên ruộng mà không thấy thương lái nào đến hỏi thăm. Giá mỗi kg cải thảo từ 5.000 đồng tháng trước rớt dần xuống còn 700 đồng/kg và hôm nay chỉ còn 300 đồng/kg nhưng cũng không có ai mua”. Cũng giống như ở huyện Đơn Dương, cánh đồng rau ở Hiệp Thạnh,

Lâm Đồng: Hoa Sói trên vùng đất B'Lao

Hình ảnh
Một loại hương góp phần làm nên thương hiệu trà B’lao mà có người đã từng nói “Nếu khách hàng quen dùng trà B’Lao không cần nhìn bao bì mà chỉ cần uống nước cũng cảm nhận được hương vị B’Lao - Đó chính là nhờ hương vị của hoa sói” … Một loài cây không nằm trong danh sách các loại cây trồng được khuyến khích nhân rộng tại Bảo Lộc nhưng xuất phát từ nhu cầu “hút hàng” của các cơ sở chế biến chè và thu nhập luôn ổn định. Giờ đây cây hoa sói trở thành cây trồng chủ lực của một số nông dân Bảo Lộc. Từ loại cây trồng tự phát, ăn theo….. Cây trà xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại Cầu Đất (Đà Lạt), sau đó theo quá trình hình thành và phát triển, nó có mặt tại Di Linh và có mặt tại Bảo Lộc sau năm 1930, khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành con đường QL 20 từ Đà Lạt đi Sài Gòn. Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở vùng đất B’lao và khẳng định được vị trí chủ đạo của mình ở vùng đất này, bắt đầu từ những đồn điền của người Pháp như: Felit

Lâm Đồng: Hiệu quả từ một Dự án

Hình ảnh
Có những người như anh Tuấn, anh Thuỷ, chị Nguyệt …bao năm đầu tắt mặt tối với rẫy cà phê nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám riết gia đình anh như là số phận. Âý vậy mà từ tháng 6 năm 2008, khi Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với tổ chức  Heifer “Tổ chức phát triển công đồng dựa trên các giá trị của Heifer” triển khai Dự án nuôi bò ở xã Gia Lâm đã mở ra cho các hộ dân nghèo này cơ hội thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Theo đó, dự án thực hiện dựa trên 12 điều cơ bản, đó là: “ chuyển giao tặng phẩm”; “trách nhiệm quản lý dự án”; “san sẻ và chăm lo”; “bền vững và tự túc”; “cải tiến công tác chăn nuôi”; “ dinh dưỡng và lợi nhuận”; “quan tâm gia đình và vấn đề giới”; “ Nhu cầu thực sự và công bằng”; “cải thiện môi trường”; ‘Tham gia đầy đủ”; “Huấn luyện và giáo dục”; “ tinh thần và niềm tin”. Với phương pháp tiếp cận cộng đồng độc đáo “Chuyển giao sản phẩm”: nghĩa là sau 3 năm thực hiện dự án, mỗi gia đình thành viên tham gia dự án sẽ chuyển giao một con bê cái con, và đ

Lâm Đồng: Di Linh - Bài toán sau cơn đại hạn

Hình ảnh
Mùa khô 2004 – 2005 kéo dài, cơn khát gần 9 tháng (từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2005) đã khiến cho nông dân trồng cà phê huyện Di Linh – Lâm Đồng kiệt quệ với tổng mức thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Mùa mưa đã bắt đầu, cây trái đã lấy lại màu xanh nhưng xem ra cơn “khát” vẩn còn chưa dứt sau kỳ đại hạn. Để chống chọi với cơn khát này chính quyền huyện Di Linh đã quyết định “hy sinh” 1.500 ha lúa nước để “giải khát” cho cây cà phê. Đó phải chăng là giải pháp tối ưu? Vì cây lúa cũng là nguồn sống chính của nhân dân nơi đây! Nông   dân “vật lộn” với đại hạn… Di Linh là huyện có dịch tích cà phê lớn nhất Lâm Đồng. Theo báo của phòng nông   nghiệp huyện, tính đến năm 2005, toàn huyện có 37.000 ha cà phê (chiếm 80% tổng diện tích canh tác nông nghiệp của huyện). Gần 100% trong tổng số 34.000 hộ dân ở 14 xã, thị trấn của huyện đều trồng cà phê, đời sống của trên 154.000 dân, trong đó 30% bà con là đồng bào các dân tộc thiểu số đều trông chờ vào cây cà phê. Trong các vụ cà phê