Bài đăng

Lâm Đồng: Nông dân "lao đao" vì rau rớt giá

Hình ảnh
Mấy ngày nay, người trồng rau ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Tp Đà Lạt (Lâm Đồng) lại thêm một lần lao đao vì rau rớt giá liên tục, Không ít hợp tác xã và hộ sản xuất rau đang phải ngậm ngùi nhổ bỏ các loại rau ... để tiếp tục đầu tư vụ mới. Tuy nhiên, một nghịch lý đã xảy ra là nông dân thì nhổ bỏ vì không bán được còn giá bán các loại rau này   tại TP HCM và nhiều nơi khác vẫn cao ngất ngưởng… Nông dân nhổ rau đi đổ… Tại cánh đồng rau Lạc Lâm, Lạc Xuân, Quảng Lập, Ka Đô, Tu Tra, Próh, Thạnh Mỹ (Đơn Dương), chúng tôi gặp Ông Nguyễn Quốc Huy, nghe chúng tôi hỏi, như cởi được tấm lòng, ông cho biết: “Trước Tết, tôi mua hết 25 triệu đồng tiền giống cây giống. Đến bây giờ, mất 3 tháng trồng, chăm sóc cải thảo nhà tôi đã sắp trổ ngồng trên ruộng mà không thấy thương lái nào đến hỏi thăm. Giá mỗi kg cải thảo từ 5.000 đồng tháng trước rớt dần xuống còn 700 đồng/kg và hôm nay chỉ còn 300 đồng/kg nhưng cũng không có ai mua”. Cũng giống như ở huyện Đơn Dương, cánh đồng rau ở Hiệp Thạnh,

Lâm Đồng: Hoa Sói trên vùng đất B'Lao

Hình ảnh
Một loại hương góp phần làm nên thương hiệu trà B’lao mà có người đã từng nói “Nếu khách hàng quen dùng trà B’Lao không cần nhìn bao bì mà chỉ cần uống nước cũng cảm nhận được hương vị B’Lao - Đó chính là nhờ hương vị của hoa sói” … Một loài cây không nằm trong danh sách các loại cây trồng được khuyến khích nhân rộng tại Bảo Lộc nhưng xuất phát từ nhu cầu “hút hàng” của các cơ sở chế biến chè và thu nhập luôn ổn định. Giờ đây cây hoa sói trở thành cây trồng chủ lực của một số nông dân Bảo Lộc. Từ loại cây trồng tự phát, ăn theo….. Cây trà xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại Cầu Đất (Đà Lạt), sau đó theo quá trình hình thành và phát triển, nó có mặt tại Di Linh và có mặt tại Bảo Lộc sau năm 1930, khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành con đường QL 20 từ Đà Lạt đi Sài Gòn. Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở vùng đất B’lao và khẳng định được vị trí chủ đạo của mình ở vùng đất này, bắt đầu từ những đồn điền của người Pháp như: Felit

Lâm Đồng: Hiệu quả từ một Dự án

Hình ảnh
Có những người như anh Tuấn, anh Thuỷ, chị Nguyệt …bao năm đầu tắt mặt tối với rẫy cà phê nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám riết gia đình anh như là số phận. Âý vậy mà từ tháng 6 năm 2008, khi Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với tổ chức  Heifer “Tổ chức phát triển công đồng dựa trên các giá trị của Heifer” triển khai Dự án nuôi bò ở xã Gia Lâm đã mở ra cho các hộ dân nghèo này cơ hội thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Theo đó, dự án thực hiện dựa trên 12 điều cơ bản, đó là: “ chuyển giao tặng phẩm”; “trách nhiệm quản lý dự án”; “san sẻ và chăm lo”; “bền vững và tự túc”; “cải tiến công tác chăn nuôi”; “ dinh dưỡng và lợi nhuận”; “quan tâm gia đình và vấn đề giới”; “ Nhu cầu thực sự và công bằng”; “cải thiện môi trường”; ‘Tham gia đầy đủ”; “Huấn luyện và giáo dục”; “ tinh thần và niềm tin”. Với phương pháp tiếp cận cộng đồng độc đáo “Chuyển giao sản phẩm”: nghĩa là sau 3 năm thực hiện dự án, mỗi gia đình thành viên tham gia dự án sẽ chuyển giao một con bê cái con, và đ

Lâm Đồng: Di Linh - Bài toán sau cơn đại hạn

Hình ảnh
Mùa khô 2004 – 2005 kéo dài, cơn khát gần 9 tháng (từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2005) đã khiến cho nông dân trồng cà phê huyện Di Linh – Lâm Đồng kiệt quệ với tổng mức thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Mùa mưa đã bắt đầu, cây trái đã lấy lại màu xanh nhưng xem ra cơn “khát” vẩn còn chưa dứt sau kỳ đại hạn. Để chống chọi với cơn khát này chính quyền huyện Di Linh đã quyết định “hy sinh” 1.500 ha lúa nước để “giải khát” cho cây cà phê. Đó phải chăng là giải pháp tối ưu? Vì cây lúa cũng là nguồn sống chính của nhân dân nơi đây! Nông   dân “vật lộn” với đại hạn… Di Linh là huyện có dịch tích cà phê lớn nhất Lâm Đồng. Theo báo của phòng nông   nghiệp huyện, tính đến năm 2005, toàn huyện có 37.000 ha cà phê (chiếm 80% tổng diện tích canh tác nông nghiệp của huyện). Gần 100% trong tổng số 34.000 hộ dân ở 14 xã, thị trấn của huyện đều trồng cà phê, đời sống của trên 154.000 dân, trong đó 30% bà con là đồng bào các dân tộc thiểu số đều trông chờ vào cây cà phê. Trong các vụ cà phê

Lâm Đồng: Nguy cơ phá sản Dự án nuôi dê

Hình ảnh
Dự án kéo dài trong 6 năm (2004-2010), với tổng vốn đầu tư lên đến 31.956 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là đến năm 2010 phát triển lên đến 40.000 con/ 2000 hộ chăn nuôi, sản lượng thịt lên đến 400 tấn/năm. Tuy nhiên, dự án mới bắc đầu đi chưa đến ½ chặn đường đã có 67,8% tổng số đàn dê giống đã chết, làn thiệt hại trên 3.004 triệu đồng của Nhà nước – Đó là báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng về dự án “phát triển chăn nuôi dê vùng đồng bào dân tộc của tinh”. Dự án phát triển chăn nuôi dê vùng đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng do SNN&PTNT lập được UBNN tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 3637/QĐ-UBNN ngày 01/01/2004. Mục tiêu dự án là đến năm 2010 phát triển đàn dê vùng đồng bào dân tộc 40.000 con/2.000 hộ chăn nuôi, sản lượng dê thịt đạt 400tấn/năm nhằm giải quyết việc làm cải thiện thu nhập cho nông dân vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an ninh vùng đồng bào dân tộc tây nguyên. Quy mô dự án được đầu tư đến 12/12 huyện, thị

Lâm Đồng: Đìu hiu cây điều vùng Dự án

Hình ảnh
Năm 2006, từ dự án 393, huyện Đam Rông (một huyện mới của Lâm Đồng) đưa 80.000 cây điều ghép cao sản về cho người dân trồng, từ đó đã mở ra hy vong thoát nghèo cho người dân nơi đây. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn thì vì việc cho xuống giống một cách vô trách nhiệm, không đúng thời điểm của ngành chức năng địa phương dẫn đến 150ha/200ha điều bị chết - hàng tỷ đồng tiền đầu tư của Nhà nước đã trôi theo giấc mơ cây điều ghép và đẩy hơn 380 hộ dân tham gia dự án phải rơi vào tình cảnh điêu đứng… Hy vọng thoát nghèo… tan thành mây khói! Theo quyết định 393 của Chính phủ, huyện Đam Rông được phép chuyển đổi mục đích sử dụng 309ha đất rừng nghèo kiệt sang đất sản xuất nông nghiệp để cấp cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất tại địa phương. Sau khi thực hiện xong công tác giao đất, thông qua chương trình trợ giá, trợ cước giống cây trồng - vật nuôi, tháng 9/2006, ngành Nông nghiệp huyện Đam Rông đã đưa về gần 80.000 cây giống điều ghép giống cao sản, cấp cho trên 380 h

Lâm Đồng: Nỗi niềm người trồng địa lan

Hình ảnh
Chưa năm nào người trồng hoa lan ở Đà Lạt lại khốn đốn như năm nay, những vườn địa lan đang tươi tốt chờ “hốt bạc” thì đùng một cái lại vàng úa và chết rụi, có nơi chết sạch không còn lấy một cây làm cho người trồng lan khốn đốn. Còn ngành chức năng thì cũng…bó tay!. Liệu năm nay Đà Lạt sẽ sốt hoa địa lan? Tai hoạ bất ngờ… nông dân “tán gia bại sản”. Hoa Địa lan Đà Lạt Hiện nay, có khoảng 300 – 400 hộ tham gia trồng lan với hàng tăm nghìn chậu hoa của người dân trồng hoa lan ở Đà Lạt đã chết rụi giữa vườn đang chờ khổ chủ bưng đi đổ. Anh Lê Văn Khánh, phường 3, Đà Lạt buồn rầu nói: “Tôi có 30 ngàn chậu năm nay thu hoạch thì bị chết hơn 60%, và 15 ngàn cây mô cũng chết sạch luôn; công lao và vốn bỏ ra gần 400 trệu đồng bỏ ra bốn năm nay giờ bị dịch bệnh cướp sạch. Chưa có năm nào dịch bênh lại tàn phá giữ dôi như năm nay, không kịp trở tay”. Còn anh Cao Quảng Phú, khu An Sơn – phường 3 có trên 20 ngàn chậu bị chết đau xót nói: “ Bao nhiêu tiền của, công sức đầu tư vào vườn