Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

Hai sắc hoa Tigon

Hình ảnh
T.T.Kh là một câu chuyện chưa từng có trong lịch sử văn chương. Đó là câu chuyện về một thi sĩ bí ẩn bỗng nhiên tung lên thi đàn mấy bài thơ tình tuyệt tác làm ngẩn ngơ độc giả rồi lặng lẽ biến mất trong cái bàng hoàng sửng sốt của người yêu thơ.   Có thể nhiều bạn đọc đã biết, đã thuộc làu thơ T.T.Kh nhưng vẫn có một số người khác chưa nắm rõ câu chuyện như thế nào. Vì thế, trước khi bước vào phân tích lý giải, chúng tôi xin dẫn lại toàn bộ câu chuyện này một cách có hệ thống. Câu chuyện T.T.Kh bắt đầu vào tháng 7/1937, khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn mang tên Hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu. Nội dung truyện ngắn được tóm tắt như sau:   Hai Sắc Hoa Tigôn Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của ký giả Thanh Châu . Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ. Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng...

Từ bài thơ "Đôi dép" ngẫm về tình yêu "Đôi lứa"

Hình ảnh
Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người - Ấy thế mà khi tác giả Nguyễn Trung Kiên đã chọn "đôi dép " làm hình tượng nghệ thuật trung tâm để bày tỏ ý nghĩa về tình cảm đôi lứa làm cho người đọc phãi giật mình. Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ. Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gồng gánh những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau. Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia." Đôi dép là vật vô tri vô giác không hề yêu nhau mà còn biết  “chung thủy”  với nhau như thế, thì phải chăng tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta – những cặp "tình yêu" đã yêu thương  nhau, gắn bó bên nhau, thì dù có gian khổ, ...