Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

Lâm Đồng: Thay đổi chủ trương bồi thường, dân chưa thông

Hình ảnh
QĐND - Dự án sửa chữa, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 20, đoạn qua thị trấn Mađagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được khởi công xây dựng vào tháng 12-2009, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11-2010. Để thi công dự án, 37.862m2 đất của 412 hộ dân ở thị trấn Mađagui bị thu hồi và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho ngành chức năng địa phương thực hiện lập hồ sơ, thủ tục để tiến hành bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, với tổng số tiền lên đến 22,4 tỷ đồng. Số tiền này do Công ty 7/5 - đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả cho người dân.   Văn bản “đá” nhau … Để triển khai dự án này, từ tháng 2-2009 đến tháng 4-2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành công văn số 787, ngày 12-2-2009; công văn số 3929, ngày 9-6-2009 và công văn số 1831, ngày 18-4-2011, với nội dung chỉ đạo các ngành chức năng xúc tiến việc triển khai bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất bị thu hồi của 412 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án trên. Trong công văn số 1831, ngày 18-4-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồ...

Xung quanh vụ án ở Trường THPT Bán công Nguyễn Du, Lâm Đồng Cần xem xét lại quyết định buộc thôi việc đối với giáo viên

Hình ảnh
QĐND - Sau 5 năm đi tìm công lý, mới đây thầy giáo Lê Cao Tánh, đã được TAND tối cao minh oan bằng việc ra quyết định giám đốc thẩm yêu cầu hủy bản án sơ thẩm của TAND thành phố Đà Lạt và bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng tuyên trước đó và xét xử lại vụ án “Tranh chấp kỷ luật sa thải” giữa ông Lê Cao Tánh và Trường THPT Bán công Nguyễn Du, Đà Lạt. Ngày 31-12-2004, ông Lê Ngọc Sử, Hiệu trưởng Trường THPT Bán công Nguyễn Du, ký hợp đồng làm việc số 56 có thời hạn không xác định với ông Lê Cao Tánh. Sau hai năm công tác yên ổn tại trường, sáng 12-12-2006, học sinh Nguyễn Hoàng Minh Trí, Lớp 10B2 đã vô cớ xúc phạm ông Lê Cao Tánh. Ông Tánh đưa học sinh này về phòng giám thị của trường và hỏi lý do thì được học sinh này trả lời là chửi một người bạn nào đó ở Trại Mát, cách trường khoảng 10km vì người bạn này vay tiền không trả... Nghe học trò giải thích quanh quẩn, ông Tánh đã không giữ được bình tĩnh và tát Trí mấy cái vào mặt làm cho Trí chảy m...

Hồ Xuân Hương lại “lâm bệnh”

Hình ảnh
Hồ Xuân Hương là thắng cảnh nổi tiếng của TP Đà Lạt, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hồ xuân Hương đang bị ô nhiễm trầm trọng Nhưng trong những năm gần đây, nước trong hồ thường bị nổi váng xanh và bốc mùi hôi thối. Chính quyền địa phương đã áp dụng rất nhiều biện pháp để khắc phục, thậm chí năm 2010 còn cho nạo vét hồ nhưng vẫn không trị được tận gốc. Và từ giữa tháng 10 đến nay, “căn bệnh cũ” này lại đang tái diễn. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là tảo lam (một loài tảo độc) phát triển quá mức do nước hồ bị ô nhiễm. Mỗi khi có nắng, hiện tượng quang hợp diễn ra thì mặt nước hồ chuyển sang màu xanh rêu, còn mùi hôi thối là do tảo bị phân hủy. “Hồ Xuân Hương ô nhiễm chủ yếu do nước thải từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản đều đổ trực tiếp ra hồ mà không qua xử lý” - ThS Lâm Ngọc Tuấn (ĐH Đà Lạt) nhận định. Hồ Xuân Hương có chu vi hơn 7 km và diện tích mặt nước là 38 ha. Đây là một công trình nhân tạo, được hì...

Chuyển hai du khách bị nạn ở Đà Lạt về TP.HCM

Hình ảnh
(PL)- Sáng 25-9, BV Đa khoa Lâm Đồng đã chuyển hai bệnh nhân người Úc gặp nạn ở Khu du lịch thác Đatanla về BV Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục cứu chữa. Một người bị chấn thương cột sống vùng ngực, gãy xương đòn; người kia bị chấn thương đầu, gãy xương cánh tay, xương sườn. Bốn bệnh nhân còn lại đã được điều trị và xuất viện. Ông Phùng Quý Ngọc, Giám đốc Công ty Du lịch Lâm Đồng, cho biết công ty cùng với bệnh viện và các cơ quan chức năng ở Lâm Đồng đã chuyển thi thể du khách Ignatius Adri Aristiono (nam, 28 tuổi, người Indonesia) về TP.HCM để phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết. Như đã thông tin, chiều 24-9, cây cổ thụ có đường kính khoảng 60 cm trong khu du lịch thác Đatanla (TP Đà Lạt) bất ngờ bật gốc, đè sập một phần nhà chờ máng trượt làm bảy du khách nước ngoài gặp nạn. CAO DIÊN

Lâm Đồng:Lũ nhỏ … thiệt hại lớn, vì đâu?

Hình ảnh
Mặc dù đợt mưa lũ lần này ở Lâm Đồng không diễn biến phức tạp như các năm trước, thiệt hại về vật chất cũng không đáng kể nhưng ngược lại đã đến có 3 người bị chết do mưa lũ gây ra. Vậy đâu là yếu tố dẫn đến sự trái ngược - lũ nhỏ nhưng thiệt thiệt hại tính mạng người dân lại lớn đến như vậy? Thi thể của nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi khi bơi qua sông Đạ Lây vào chiều tối ngày 10/9 là anh Đặng Văn Đoàn, 23 tuổi, ở thôn Ninh Trung, xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên vừa được lực lượng tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng tìm thấy. Trước đó, bà Trần Thị Vân, 35 tuổi, ở xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh cũng bị chết do nước cuốn trôi. Trường hợp khác là anh Nguyễn Đình Trung, 25 tuổi, ở huyện Đạ Tẻh bị chết do sét đánh. Như vậy, chỉ trong một đợt lũ nhỏ nhưng Lâm Đồng đã có đến 3 người bị chết do mưa lũ gây ra.           * Tai họa bất ngờ! Người nông dân đầu tiên gặp,  anh Nguyễn Tấn Hồng, ở xã Phước Lộc – huyện Đạ Huoai, nói trong vẻ bàng hoàng: nhữn...

Ghi nhanh: Tây nguyên lũ đầu mùa

Hình ảnh
Vượt qua hơn 200km, chúng tôi đã có mặt tại vùng lũ ở ba huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng trong mênh mông nước. Trong những ngày qua, mưa lớn ở thượng nguồn, sông Đồng Nai nước lên nhanh, tràn vào đồng cộng với nước mưa tại chổ đã gây ngập úng ở ba huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, và Cát Tiên). Theo Ông Mai Nam Dương – Phó GĐ sở NN&PTNT, Thường trực Ban chỉ đạo PCLB tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến hết ngày 12/9/2011, tại huyện Đạ Tẻh, mưa lũ làm 2 người chết do nước cuốn trôi và sét đánh; trên 100 căn nhà bị ngâp nước phải di dời. Nước suối Đamí dân cao tràn qua bờ kênh nam, kênh NN8-1 của hệ thống thủy nông gây xói lỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của công trình này. Tại Đạ Huoai sông Đạ B’Sar, đoạn đi qua thôn 4, xã Đạ Ploa, nước về rất lớn. Hai bên bờ sông Đạ B’Sar tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng, làm cho hơn 80 căn nhà dọc sông này phải di dời khẩn cấp. Tại Cát Tiên, khác với các năm, năm nay nước dân cao hơn, vùng bị ngập năng tập trung ở ...

Sự thật về trái chanh "khủng" ở Đà Lạt

Hình ảnh
Trong suốt 1 tuần qua, hàng loạt báo đưa tin về cây chanh được trồng trong chậu cảnh, sau 3 năm chỉ cao khoảng 1,5m,   nhưng có tới 5 quả “khổng lồ” có đường kính khoảng 20 cm, dài hơn 30 cm, nặng 3,5 kg,tại thung lũng hoa đào của cố nghệ nhân Mười Lời, trên đường Lê Hồng Phong, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).   Bùi Văn Sang, chủ Vườn hoa Mười Lời cho đây là quả “chanh” Nhưng thực tế theo một số người lớn tuổi và ngành chức năng thì đây thực chất không phải là cây chanh mà là cây Bòng. Ông Nguyễn Thế Bi, ở phường 9, Đà Lạt sau khi tận mắt chứng kiến cho biết: “Nhìn sơ qua lá và quả tôi khẳng định 100% đây là cây bòng - cây này người dân trồng rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nó rất giống với trái Bưởi ở miền Nam, nhưng võ dày hơn, cơm có vị chua và đắng hơn trái bưởi; mỗi trái có trọng lượng 4-5kg là bình thường”. Theo ông Nguyễn Viết Sơn – Phó GĐ Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, sẽ Sở xác minh đó là quả gì, còn về thuật ngữ thì không thể gọi là Chanh thanh nhiên được, vì...

Bao giờ đường vận chuyển bauxite được nâng cấp?!

Hình ảnh
Ăn không ngon, ngủ không yên bởi lo sợ cuộc sống bị đảo lộn khi ngày đoàn xe vận chuyển bauxite đã cận kề chuyển bánh trên con đường vốn dĩ đã quá tải -  Quốc lộ 20 với tầng suất lớn là những gì mà người dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai đang trải qua trong những ngày thượng tuần tháng 9 này. Trong khi phương án đầu tư nâng cấp thì... vẫn còn nằm trên giấy. Theo Khu quản lý đường bộ 7, quốc lộ 20 đã hết hạn sử dụng từ lâu nhưng chưa được đại tu nâng cấp lần nào nên hiện đã trong tình trạng hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, nhu cầu lưu thông trên quốc lộ này hiện đã quá tải gần gấp 3 lần so với thiết kế ban đầu là 6.000 lượt xe/ngày đêm. Sự quá tải này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi việc vận chuyển Bauxite với mật độ xe trọng tải nặng dày đặt được tiến hành vào tháng tới, khiến nhân dân 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng – nơi đoàn xe vận chuyển Bauxite đi qua càng thêm lo lắng. Nếu không nhanh chóng nâng cấp, cứ 2 đến 4 phút mỗi chuyến xe tải 25 tấn của dự án Bauxite đi qua t...

Lâm Đồng: Trên 62.682 tỉ đồng cho các dự án đường sắt

Hình ảnh
HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa thông qua quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổng kinh phí cho các dự án trên 62.682 tỉ đồng.Theo đó, tại TP Đà Lạt sẽ có 6 tuyến đường sắt đô thị monorail (đường tàu trên không), với tổng chiều dài 89,63 km. Trong đó: tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng (dự kiến dài 18,5 km); tuyến đi Langbiang (8,55 km); tuyến đi hồ Tuyền Lâm (15,78 km); tuyến ga Đà Lạt đi khu du lịch Thung lũng Tình Yêu - Khu đô thị Langbiang (6,9 km); tuyến đi ngã ba Tùng Lâm (11,7 km); tuyến ga Đà Lạt đi sân bay Liên Khương (28,2 km). Ngoài ra, sẽ có 3 tuyến đường sắt liên tỉnh gồm: khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng) dài 84 km; xây dựng tuyến mũi Kê Gà (Bình Thuận) - Tân Rai (Lâm Đồng) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) là đường sắt đa dụng dài 248,3 km (đoạn qua Lâm Đồng dài 97,6 km) để vận chuyển bauxite - nhôm; xây dựng tuyến Gia Nghĩa - Đà Lạt dài 150 km (đoạn qua Lâm Đồng 105 km). Cao Diên

Lâm Đồng: Cần sớm quy hoạch vùng nguyên liệu Dứa Cayenne

  Dứa Cayenne ở Đơn Dương (Lâm Đồng) đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ công nhận bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để cây dứa Cayenne ở Đơn Dương ngày càng phát triển đi lên, trở thành một trong loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. * Khẳng định thương hiệu Với ưu thế sinh trưởng và phát triển trên mọi địa hình đồi dốc, trồng xen với mọi loại cây trồng khác, cây dứa Cayenne đã có mặt ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) hơn 70 năm qua. Người tiêu dùng ở các tỉnh thành phía Nam cũng đã được thưởng thức hương vị thơm ngon có một không hai của loại sản phẩm này. Cây dứa cayenne ở Đơn Dương người dân quen gọi là dứa Đơn Dương hay còn gọi là cây thơm có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống dứa khác, như: trái lớn, thưa mắt, quả đều và đẹp, độ mật trong dứa cao, màu sắc vàng óng, hương thơm, ít đầu tư chăm sóc, phù hợp trên tất cả mọi địa hình đất, cho năng suất bình quân cao hơn nhiều so với các vùng...

Lâm Đồng: Nông dân bán trâu, mất đất vì sân Golf?

Hình ảnh
Đến thời điểm này, tỉnh Lâm Đồng có tới 11 dự án sân golf được chấp thuận đầu tư, 1/3 số này đã và đang triển khai xây dựng. Khiến cho nhiều hộ nông dân trong vùng dự án rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất, tái nghèo và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội…  Ngoài dự án sân golf Dalat Palace Golf Club của Công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt (DRI) được cấp phép vào năm 1991 và đi vào hoạt động từ năm 1992, các dự án sân golf còn lại được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2007. Để triển khai được 11 dự án sân golf này, tỉnh Lâm Đồng đã phải “hi sinh” đến gần 7.000ha đất nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó hơn 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng vì có đất nằm trong vùng dự án. Đến một lúc con trâu chỉ còn trong ký ức của người nông dân? Không còn trâu cúng Mặc dù dự án sân golf Đạ Ròn, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thực hiện giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng gần 2 năm qua, nhưng đến nay đời sống của hơn 100 hộ dân nơi đây vẫn chưa được ổn định. ...

Giải pháp nào cho hoa Đà Lạt?

Hình ảnh
Năm 2001, hoa Đà Lạt xuất khẩu ra thị trường thế giới chiếm 5% tổng sản lượng hoa toàn thành phố. Mười năm sau (2011), sản lượng hoa xuất ngoại của Đà Lạt hằng năm cũng chỉ dừng lại ở con số này. Ỳ ạch hoa tìm lối đi Trong những năm qua, người trồng hoa Đà Lạt đã đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đóng gói, bảo quản hoa đã làm cho các loài hoa được trồng ở Đà Lạt cho năng Suất và chất lượng ngày càng cao, giảm thiệt hại sau thu hoạch đến mức thấp nhất. Hiện nay, gần 100%  diện tích hoa tại Đà Lạt đã được trồng trong nhà kính, nhà lưới với hệ thống tưới tiêu đều tự động. Đà Lạt hiện đã có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa các loại, trong đó có 70 giống hoa cúc, 30 giống hoa đồng tiền, 30 giống hoa cẩm chướng, hàng chục giống hoa hồng… đã có nguồn gốc lâu đời tại Đà Lạt và xuất xứ từ châu Âu. Tuy nhiên, điều làm người trồng hoa và các công ty chuyên trồng, kinh doanh hoa tại Đà Lạt lo lắng nhất hiện nay là sản phẩm hoa của thành phố n...

Đà Lạt ... “hoang vu” dịp lễ 2/9

Hình ảnh
(PL.TPHCM) Tại Đà Lạt, lượng khách đến tham quan trong dịp lễ 2-9 giảm đột biến, chưa bằng phân nửa so với dịp lễ năm 2010. Nhiều khách sạn ngay trung tâm TP dù lấy giá như ngày thường nhưng vẫn thất thu nghiêm trọng. Theo các chủ khách sạn, dường như du khách đang quay lưng với TP mộng mơ này. Ông Phạm Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, nhìn nhận: Vấn đề quảng bá cho du lịch Đà Lạt làm chưa tốt, chưa rộng rãi; việc liên kết tour, hợp tác giữa các công ty lữ hành với các khách sạn tại Đà Lạt chưa bền chặt. CAO DIÊN Tìm tag: http://www.baomoi.com/Home/DuLich/www.phapluattp.vn/Bai-bien-Thuan-An-vang-hoe-vi-loi-don-chat-chem/

Trái bí ngô nặng trên 80 kg

Hình ảnh
(PL)- Hơn một tháng qua, khu vườn nhà ông Lê Hữu Phan (50 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, Lâm Đồng) đã đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, ngắm nghía trái bí ngô khổng lồ nặng trên 80 kg. Ông Lê Hữu Phan bên trái bí khổng lồ. Ảnh: CAO DIÊN Đầu năm 2011, qua bạn bè, ông Phan đã mua từ Mỹ 100 hạt giống bí ngô. Tháng 4-2011, ông Phan bắt đầu gieo 50 hạt, kết quả 100% số hạt nảy mầm. Ông Phan chọn ra 30 mầm cây tốt nhất để thâm canh. Đến tháng thứ ba, dây bí lần lượt đậu trái, ông giữ lại một trái to duy nhất, khỏe mạnh nhất để chăm sóc. Đến nay, vườn bí của gia đình ông có 24 trái đã cho thu hoạch, quả nhỏ nhất trên 10 kg, quả lớn nhất lên tới 80 kg. CAO DIÊN

“Thần đồng” 11 tuổi xin học lớp 12, không giải được toán lớp 5!

Hình ảnh
Trong những ngày qua, dư luân tỉnh Lâm Đồng cũng như cả nước xôn xao về chuyện cháu bé “thần đồng” 11 tuổi Phạm Thanh Ngọc ở xã Tam Bố, huyện Di Linh chưa học lớp nào ở trường, nhưng bố mẹ cháu xin cho cháu vào học lớp 12. Tuy nhiên sự thật được kiểm chứng là cháu Ngọc không giải nổi bài thi lớp 5! * “Thần đồng” 11 tuổi xin học lớp 12 Một số báo dẫm lời Ông Phạm Xuân Thành , bố Phạm Thanh Ngọc: “Lên 6 tuổi, cháu đã học xong chương trình tiểu học. Và đây cũng là lúc cháu phải đến trường để học lớp một”. Vào học lớp một đúng theo quy định, cháu Phạm Thanh Ngọc luôn “phàn nàn” với bố mẹ rằng “cô giáo chỉ dạy toàn là những điều mà con đã biết rồi” nên cứ đòi nghỉ học. Buộc lòng, anh Thành phải cho con nghỉ học và ở nhà tự học. Đến 2008, khi cháu Ngọc lên 7 tuổi, bé nói rằng đã học xong chương trình cấp 2, nên ông Thành đã đi tìm thầy dạy kèm cháu chương trình cấp 3 với chủ yếu là 3 môn toán, lý và hóa. Đến nay, cháu Phạm Thanh Ngọc đang được thầy Trần Xuân Việt dạy kèm môn toán l...