Bài đăng

Vụ VIB - Chi nhánh TP. HCM bị kiện - Bài 3: Có dấu hiệu giả mạo hồ sơ?

Hình ảnh
Vụ VIB - Chi nhánh TP. HCM bị kiện - Bài 3: Có dấu hiệu giả mạo hồ sơ?  16/12/2017, 14:27 Tại phiên toà diễn ra ngày 30/11 vừa qua, đại diện VIB chỉ đưa ra bộ hồ sơ “làm bằng chứng” đã chyển 6 tỷ đồng vào tài khoản của khách hàng và khách hàng đã rút hết sau đó chưa đầy 3 phút. Đại diện VIB không cung cấp được chứng cứ gì thêm khi HĐXX cũng như luật sư nguyên đơn yêu cầu. Chỉ lặp đi lặp lại một câu “không biết và cung cấp sau”. Chủ toạ phiên toà đã phải yêu cầu thư ký phiên toà ghi rõ: “Bị đơn không cung cấp tài liệu, chứng cứ”! Từ chối tòa vì “bí mật nội bộ” Tại phiên toà, đại diện VIB cung cấp cho HĐXX những chứng từ (bản sao y) mà chủ tài khoản đã rút 6 tỷ đồng có dấu hiệu khuất tất. Điển hình, cùng một “giấy rút tiền” nhưng có tới 3 bản khác nhau: Một bản không có dấu, mộc của ngân hàng và chữ ký người nhận tiền lẫn nhân viên kiểm soát; 2 bản còn lại có chữ ký của kiểm soát viên và giao dịch viên (GDV) nhưng khác hẳn hoàn toàn mà mắt thường cũng dễ nhận thấy.  Phiên toà sơ thẩm ng

Vụ 6 tỷ đồng “bay” khỏi ngân hàng VIB –Bài 2: Nguyên đơn chứng minh ngoại phạm

Hình ảnh
Vụ VIB - Chi nhánh TP. HCM bị kiện – Bài 2: Nguyên đơn chứng minh ngoại phạm  16/12/2017, 14:11 Tại kết quả xác minh của TAND quận 1, Công an phường 2, quận Tân Bình (TP. HCM), đã xác nhận: Sáng sớm 13/11/2010, có gửi giấy mời bà Lành đến giải quyết một vụ việc khác và đương sự có mặt đúng 8h45h cùng ngày. Buổi làm việc kết thúc lúc 10h, ngoài hồ sơ lưu giữ còn có người làm chứng, vì hôm đó bà Lành không tự viết bản tường trình được nên phải nhờ người khác ghi thay. Có rất nhiều mâu thuẫn khi đối chiếu những tài liệu liên quan của bà Lành cung cấp và những tài liệu mà ông An dùng làm chứng cứ khởi kiện tại tòa án. Giấy rút tiền, có chữ ký của bà Lành, còn phần ghi nội dung theo mẫu in sẵn thì không phải là chữ viết của bà Lành, cách viết tắt số tài khoản giống của nhân viên ngân hàng, còn phần ghi địa chỉ để trống. Giấy mời bà Lành làm việc của Công an phường 2, Q.Tân Bình Điều quan trọng nhất là bà Lành cho biết lúc 9 giờ ngày 13/11/2010, bà Lành đang làm việc với Công an phường 2, q

Vụ 6 tỷ đồng “bay” khỏi ngân hàng VIB –Bài 1: Ra toà vì đặt niềm tin … nhầm chỗ?

Hình ảnh
Vụ VIB - Chi nhánh TP. HCM bị kiện - Bài 1: Rút 6 tỷ đồng tiền mặt trong 3 phút?  16/12/2017, 11:03 Hàng loạt camera được cho là bị hư hỏng vào thời điểm số tiền 6 tỷ đồng được rút ra. Nhân viên NH liên quan đến vụ việc cũng đột nhiên nghỉ việc trong cùng một thời điểm. Khi chủ tọa phiên tòa hỏi đến các chứng cứ quan trọng, đại diện NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) không cung cấp được. Chẳng nhẽ, quy trình quản lý của một NH có tiếng tăm trong lĩnh vực tín dụng như VIB - lại đang gặp vấn đề... “khó nói”? Sau nhiều ngày tháng khởi kiện, vụ “Tranh chấp đòi tài sản từ VIB” giữa bên nguyên đơn là bà Nguyễn Cửu Thị Lành (SN 1964, ngụ 79/12 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM) và bên bị đơn là  VIB - Chi nhánh TP. HCM (số 111A Pasteur,  phường  Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) đã chính thức được đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND quận 1, vào sáng 30/11/2017. Phiên toà ngày 30/11, đã bị hoãn sau ½ ngày xét xử do bị đơn không cung cấp tài liệu, chứng cứ! Theo bà Lành trình bày, tháng 6/2010, bà Là

Lâm Đồng: 30 năm ba thế hệ “cõng” đơn đi đòi đất cho mượn?

Hình ảnh
Lâm Đồng: 30 năm ba thế hệ “cõng” đơn đi đòi đất cho mượn?  24/07/2017, 11:36 Sau gần 30 năm “cõng” đơn đi khiếu nại, đòi lại phần đất mà mình cho mượn, chẳng những không được nhận lại đất, mà gia đình cụ Nguyễn Thị Chút (ngụ 209/4, đường Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), còn rơi vào trạng thái mất phương hướng, do những văn bản giải quyết “tréo ngoe” của các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng. Hơn 30 năm “cõng” đơn đi đòi đất cho mượn! Theo hồ sơ, bà Tôn Nữ Thị Luân (77 tuổi, ngụ 209/4, đường Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), năm 1942, mẹ bà là cụ Nguyễn Thị Chút (đã mất) từ Huế vào Đà Lạt định cư. Năm 1947, cụ Chút sang nhượng lại công khai phá một thửa đất của ông Huỳnh Đắc Bình (nay là các lô từ số 28 - 33, Tờ bản đồ số 10, phường 2, TP. Đà Lạt), tổng diện tích hơn 1.600 m2. Sau năm 1975, gia đình cụ Chút vẫn canh tác nông nghiệp và thực hiện nghĩa vụ về thuế đầy đủ. Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Năm 1977, toàn bộ diện tích đất này, được gia đình cụ Chú

Đắk Lắk: “Biến” đất nhà văn hóa xã thành... quán cà phê

Hình ảnh
Đắk Lắk: “Biến” đất nhà văn hóa xã thành... quán cà phê  21/07/2017, 23:30 Mặc dù không có thẩm quyền cho thuê đất, nhưng UBND xã Êaphê, (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) đã “lách luật” soạn thảo bản hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền. Việc làm của xã Êaphê gây bức xúc dư luận trong thời gian qua. Báo Thương hiệu và Công Luận nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc: Quán cà phê ngang nhiên "mọc" trong khuôn viên Nhà văn hóa xã Êaphê, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới khu vui chơi giải trí của người dân xung quanh và làm mất mỹ quan của một nhà văn hóa. Quán cà phê được xây dựng bên trong khu đất công nhà văn hoá xã Ea Phê (Ảnh: Nguyễn Lánh) Từ thông tin phản ánh của người dân địa phương, PV Báo Thương hiệu và Công Luận đã có mặt tại nhà văn hóa xã Êaphê. Điều đầu tiên mà chúng tôi ghi nhận được là những gì người dân phản ánh là đúng sự thật. Quán cà phê Đăng Nguyênrộng hơn trăm mét vuông ngang nhiên “mọc” trong khuôn viên Nhà văn hóa xã

Thêm một mùa “mía đắng” (Trà Vinh) - Bài 2: Cần sự minh bạch trong thu mua mía

Hình ảnh
Thêm một mùa “mía đắng” (Trà Vinh) - Bài 2: Cần sự minh bạch trong thu mua mía  08/07/2017, 14:29 Cứ mỗi vụ thu hoạch mía, người nông dân lại đối mặt với nhiều nỗi lo. Người trồng hoài nghi về sự thiếu minh bạch của NM trong thu mua mía, đã tồn tại từ nhiều năm. Mặc dù trước vụ thu hoạch mía hàng năm, ngành chức năng đều tiến hành kiểm tra cách tính chữ đường, tỷ lệ tạp chất, giám sát trạm cân... Tuy nhiên, đến nay những khuất mắt này vẫn chưa được giải quyết triệt để? Những năm gần đây, giá thu mua mía giữa các nhà máy không có chênh lệch nhiều, tạo sự yên tâm cho bà con. Tuy nhiên, cách tính chữ đường, tỷ lệ rác mía và cân trọng lượng mía vẫn đang là điều để lại nhiều hoài nghi. Chính việc không thống nhất trong cách tính đã không xây dựng được lòng tin giữa nhà máy và người nông dân suốt thời gian dài. Yêu cầu tạo sự minh bạch trong hoạt động thu mua mía đường đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay.  Vì làm mía thua lỗ, nông dân không chăm sóc hoặc bỏ vườn hoang Nông dân Kim Phú

Thêm một mùa “mía đắng” (Trà Vinh) - Bài 1: Đâu rồi thời hoàng kim?

Hình ảnh
Thêm một mùa “mía đắng” (Trà Vinh) - Bài 1: Đâu rồi thời hoàng kim?  07/07/2017, 13:40 Giá mía liên tục giảm trong nhiều năm, sau khi cổ phần hóa, nhà máy lại ép chữ đường, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, ngập mặn… khiến đời sống người trồng mía lâm cảnh lao đao. Thăng trầm nghề trồng mía Trà Vinh Nghề trồng mía ở Trà Vinh  được hình thành trên 40 năm với diện tích hàng năm từ 5.000 - 5.600 ha. Thập niên 90, cây mía đường được xem là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên vùng đất này. Năng suất cây mía ở Trà Vinh luôn đạt từ 100 - 120 tấn/ha, mang lại nguồn thu cho nông dân từ 30 - 40 triệu đồng/ha, cao hơn 3 - 4 lần so với cây lúa. Chính vì thế, cây mía được tỉnh Trà Vinh đưa vào chương trình phát triển trên những vùng đất bị nhiễm mặn vào mùa khô, trồng lúa kém hiệu quả, với quy hoạch vùng mía nguyên liệu 8.000 ha, tập trung tại 3 huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải. Khu vực cách đây 2 năm toàn là mía giờ nhường chỗ cho ao cá, tôm Cùng với đó, vào năm