Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2012

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI – NHÌN TỪ XÃ ĐIỂM TÂN HỘI

Hình ảnh
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng đã có những bước chuyển tích cực , đã khẳng định xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng, làm chuyển biến mạnh mẽ nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đến đời sống người dân ở nông thôn. Phải nói rằng để góp phần trong thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của “chủ thể” là người dân nông thôn. Cùng với Tân Hội, tỉnh Lâm Đồng cũng chọn 11 xã ở các huyện, thành để thí điểm xây dựng NTM, 41 xã ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010 đến năm 2015 và mở rộng triển khai ở tất cả các xã còn lại trong tỉnh. Trong số các xã ưu tiên đầu tư có 2 xã đã đạt từ 14 tiêu chí trở lên; 4 xã đạt từ 10 - 11 tiêu chí; 8 xã đạt 8 - 9 tiêu chí; 20 xã đạt 5 - 7 tiêu chí; 7 xã dưới 5 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã và đến năm 2020 có 84% số xã trong tỉnh đạt tiêu chí NTM. * Thành công bước đầu… Về xã Tân Hội hôm nay, ai cũng cảm nhận được sự thay đổi diện mạo nông thôn ở đây so với mấy năm trước. Toàn bộ đường thôn được c

HEIFER – MỘT DỰ ÁN HIỆU QUẢ

Hình ảnh
Có những người như anh Tuấn, anh Thuỷ, chị Nguyệt …bao năm đầu tắt mặt tối với rẫy cà phê nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám riết gia đình anh, chị như là số phận. Âý vậy mà từ khi “Tổ chức phát triển công đồng dựa trên các giá trị của Heifer” triển khai Dự án nuôi bò ở xã Gia Lâm (Lâm Hà – Lâm Đông) đã mở ra cho các hộ dân nghèo này cơ hội thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Heifer là một dự án với các tiêu chí dựa trên 12 điều cơ bản là các giá trị cần thiết cho sự thành công của dự án, giúp cho các Nhóm cộng đồng cùng sống và làm việc hòa hợp, mang lại cho họ phẩm giá, tinh thần tự lực và hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, thay đổi tích cực về nhận thức, về động cơ và hành vi của từng cá nhân của mối quan hệ cộng đồng nông dân nghèo. Dự án thực hiện dựa trên 12 điều cơ bản, đó là: chuyển giao tặng phẩm; trách nhiệm quản lý dự án; san sẻ và chăm lo; bền vững và tự túc; cải tiến công tác chăn nuôi; dinh dưỡng và lợi nhuận; quan tâm g

Ông thợ rèn - “cha đẻ” máy tách vỏ cà phê

Hình ảnh
Trong một chuyến công tác tìm tư liệu để viết bài về nghề rèn, Chúng tìm đến ông thợ rèn Trương Diên Tỵ (58 tưổi) tại xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau một hồi trò chuyện, chúng tôi hết sức bất ngờ khi được biết chính ông là “cha đẻ” của chiếc máy tách vỏ cả phê mà hiện nay có mặt trên mọi miền đất nước.. * Từ anh thợ rèn… “Chú cứ hỏi bất cứ ai ở cái xã này, từ già đến trẻ họ đều biết ông Trương Diên Tỵ đấy, vì ông ấy là người đầu tiên sáng chế ra máy tách vỏ cà phê mà… Đó là người đã làm ra nhiều cái rất hay khiến ai cũng phải thán phục!..” – Đó là khẳng  ông Hà Phước Ta, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường với chúng tôi. Để kiểm chứng thông tin trên chúng tôi đã hỏi thêm nhiều người lớn tuổi khác ở xã Xuân Trường, tất cả đều khẳng định ông Trương Diên Tỵ chính là người đầu tiên đã sáng chế ra máy tách vỏ cà phê vào những năm sau giải phóng. Cuộc đời của ông Trương Diên Tỵ đã gắn liền với nghề rèn gia truyền từ nhỏ. Quê gốc ông vốn ở làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện